Category

BLOG

Category

1. CÁCH TÍNH PAGERANK

PageRank là thuật toán cổ xưa và quan trọng nhất của Google.

PageRank được viết ra bởi chính Larry Page và Sergey Brin, cha đẻ của Google.

Nhờ sự ưu việt của PageRank, Google đã vượt mặt những đối thủ sừng sỏ như Yahoo và Bing, để trở thành search engine tốt nhất thế giới tính tới thời điểm hiện nay.

Sau này, Google đưa thêm yếu tố nội dung (Content) và trí tuệ nhân tạo (RankBrain), cùng với PageRank, để biến chúng trở thành bộ ba thuật toán xếp hạng lõi của Google.

Vậy trong ba yếu tố trên, yếu tố nào quan trọng nhất?

………………………

Qua bài viết này, Quang sẽ giúp bạn biết được cách tính PageRank bằng tay, và tính bằng Excel.

Nhờ vào hiểu được PageRank, bạn sẽ trả lời được những câu hỏi sau:

  • SILO là cấu trúc tốt. Nhưng nếu không thích SILO, bạn chọn cấu trúc khác được không?
  • Tại sao anh em lại đi spam link, đi tìm backlink chất lượng, và luôn hạn chế link out ở các trang quan trọng?
  • Nếu bạn bắn backlink về trang chủ / thư mục , thì trang chủ / thư mục đó sẽ trở thành trang mạnh nhất chứ?
  • Nếu muốn tối ưu trang chủ / thư mục / bài viết nào đó, thì bạn sẽ tạo liên kết nội bộ như thế nào?
  • Tại sao trên thanh Menu Header / Sitebar / Footer, lại hay là thư mục / bài viết chứa từ khóa chính xác?
  • Trước giờ các mô hình liên kết đều được tạo ra dựa trên sự suy luận định tính. Vậy có tính toán ra được thành số, để so sánh các mô hình liên kết với nhau được không?

Xin mời bạn đọc bài viết….

 

 

2. TÍNH PAGERANK TAY

Công thức PageRank, nếu viết đúng chuẩn, có dạng như sau:

Tuy nhiên, công thức này nhìn hơi khó hiểu.

Do đó, Quang sẽ viết lại dưới định dạng khác dễ hiểu hơn, kiểu như thời học Toán cấp 3, thì PageRank tính như sau:

PR(A) = (1-d) / N + d*PR(B)/C(B) + d*PR(C) / C(C) + d*PR(D) /C(D)+…

Trong đó:

  • d: hằng số Google quy định. Thông thường, d=0.85
  • PR(A), PR(B), PR(C), PR(D): PageRank lần lượt của A, B, C, D
  • C(A), C(B), C(C), C(D): số link out lần lượt của A, B, C, D

Ví dụ như hình vẽ:

Mô hình ban đầu

Khi tính PageRank bằng tay, bạn cần nhập giá trị khởi tạo, rồi tính lần lượt theo vòng lặp.

 

Bước 1: Khởi tạo

Ban đầu, bạn cho PageRank của hệ thống bằng bao nhiêu cũng được.

Vì qua quá trình lặp, kết quả sẽ tiến dần tới giá trị chính xác, và không phụ thuộc vào giá trị khởi tạo ban đầu.

Để cho dễ tính, Quang cho PageRank ban đầu của chúng bằng nhau, và đều bằng 1, tức là:

PR(A) = PR(B) = PR(C) = PR(D)=1

Giá trị PageRank sau bước khởi tạo

 

Bước 2: Vòng lặp đầu tiên

Quay lại với công thức tính PageRank:

PR(A) = (1-d)/N + d*PR(B)/C(B) + d*PR(C) / C(C) + d*PR(D) /C(D)

Trong đó, các giá trị vòng lặp 1 là:

  • d = 0.85
  • N = 4, vì hệ thống có 4 Page (A, B, C, D)
  • PR(A) = PR(B) = PR(C) = PR(D) = 1 (lấy từ bước khởi tạo đem xuống)
  • Page A có 2 link out (sang Page B và Page C), do đó C(A) = 2
  • Page B có 2 link out (sang Page A và Page C), do đó C(B) = 2
  • Page C có 1 link out (sang Page D), do đó C(C) = 1
  • Page D không có link out, do đó C(D) = 0

Khi đó, ta sẽ có:

  • PR(A). Page A chỉ được Page B trỏ tới. Khi đó:
    • PR(A) = (1 – d) / 4 + d*PR(B)/C(B) = (1 – 0.85) / 4 + 0.85 * 1 / 2 = 0.4625
  • PR(B). Page B chỉ được Page A trỏ tới. Khi đó:
    • PR(B) = (1 – d) / 4+ d*PR(A)/C(A) = (1 – 0.85) / 4 + 0.85 * 1 / 2 = 0.4625
  • PR(C). Page C được cả Page A và Page B trỏ tới. Khi đó:
    • PR (C) = (1 – d) /4 + d*PR(A)/C(A) + d*PR(B)/C(B) = (1 – 0.85) / 4 + 0.85 * 1 / 2 + 0.85 * 1 / 2= 0.8875
  • PR(D). Page D chỉ được Page C trỏ tới. Khi đó:
    • PR(B) = (1 – d) /4 + d*PR(C)/C(C) = (1 -0.85) / 4 + 0.85 * 1 / 1 = 0.8875

Như vậy, sau vòng lặp đầu tiên, giá trị PageRank của các trang như sau:

  • PR (A) = 0.4625
  • PR (B) = 0.4625
  • PR (C) = 0.8875
  • PR (D) = 0.8875

Bạn cứ tiếp tục tính như vậy.

Sau khoảng  20 – 40 vòng lặp, bạn sẽ có kết quả tương đối chính xác.

Dưới đây đây là kết quả sau 20 vòng lặp.

Kết quả PageRank sau 20 vòng lặp

Bạn nào trâu bò thì tính bằng tay cũng được.

Tuy nhiên, sẽ không ai vĩ đại thế.

Khi khối lượng tính toán quá lớn, bạn cần viết chương trình để tính tự động.

Bạn viết một lần thôi.

Sau đó muốn tính cái gì, bạn chỉ cần nhập số liệu đầu vào là chương trình sẽ chạy ra kết quả.

Nếu biết lập trình, bạn có thể viết mã C / C++ / Java để tính.

Nếu không, bạn có thể dùng Excel để tính.

Để đơn giản, Quang sẽ dùng Excel, vì nó phổ thông hơn.

 

3. TÍNH PAGERANK BẰNG EXCEL

PageRank được tính dựa trên các ma trận.

Để tính được kết quả cuối cùng, bạn cần tạo 3 ma trận, đó là:

  • Ma trận cạnh
  • Ma trận chuẩn hóa
  • Ma trận Google

Kết quả cuối cùng, bạn sẽ có một file Excel như sau:

File Excel cuối cùng sẽ như thế này

 

Bước 1: Tạo ma trận cạnh

Ma trận cạnh (hyperlink matrix) là ma trận thể hiện liên kết nội bộ giữa các Page.

Bạn nhìn vào mô hình bên dưới.

Mô hình ban đầu

Sơ đồ có 4 Page. Như vậy, bạn sẽ có một ma trận vuông 4 cạnh như sau:

Ma trận vuông 4 cạnh

Giá trị các ô trong ma trận là 0 hoặc 1, tùy vào có liên kết nội bộ hay không.

Nếu Page A có liên kết trỏ tới Page B, thì giá trị ô đó là 1, nếu không có liên kết thì giá trị bằng 0.

Ví dụ như giá trị hàng ngang của Page A sẽ như sau:

Các giá trị 0, 1 của ma trận cạnh

Vì Page A, có liên kết trỏ tới Page B và Page C.

Do đó,  giá trị các ô tương ứng tại cột B và C sẽ là 1, còn cột A và D sẽ là 0.

Bạn làm tương tự cho hàng ngang của các Page còn lại. Kết quả sẽ được như hình trên.

Cột C(X) để tính số link out tương ứng của mỗi Page. Chúng bằng tổng giá trị các ô hàng ngang.

Bạn dùng hàm SUM để cộng chúng lại nhé.

 

Bước 2: Tạo ma trận chuẩn hóa

Ma trận chuẩn hóa cũng là một ma trận vuông 4 cạnh.

Tên tiếng Anh của nó là stochastic matrix, nhưng Quang không biết dịch sang tiếng Việt nó nghĩa là gì, nên gọi lụi là ma trận chuẩn hóa.

Giá trị của từng ô, sẽ bằng chỉ số của ma trận cạnh (tính ở bước 1) chia cho cột C(X).

Cách tính giá trị các ô trong ma trận chuẩn hóa

Ví dụ như hàng ngang Page A.

Giá trị các ô tương ứng của cột Page A, B, C , D sẽ là:

  • 0 : 2 = 0
  • 1 : 2 = 0.5
  • 1 : 2 = 0.5
  • 0 : 2 = 0

Riêng hàng ngang Page D, vì C (D) = 0, nên phép chia vô nghiệm.

Khi đó, giá trị các ô của sẽ bằng 1: số cạnh ma trận.

Vì ma trận có 4 cạnh, nên giá trị tương ứng sẽ bằng 1 : 4 = 0.25.

 

Bước 3: Tạo tham số d

Tham số d thường là hằng số. Thông thường, Google lấy chỉ số này bằng 0.85.

Tham số d của Google, d = 0.85

Tại sao lại là 0.85 chứ không phải số khác?

Vì Larry Page và Sergey Brin đã tính, và được như thế.

Còn tính thế nào thì bạn hỏi mấy ổng nha, Quang tất nhiên là không biết rồi.

Hi mấy cu…

 

Bước 4: Ma trận Google

Ở bước này, công thức tính PageRank sẽ được nhồi vào từng ô.

Quay lại công thức PageRank:

PR(A) = (1-d) + d*PR(B)/C(B) + d*PR(C) / C(C) + d*PR(D) /C(D)

Giá trị của mỗi ô, khi đó sẽ bằng (1 – d) / số cạnh ma trận + d * giá trị của ô tương ứng trong ma trận chuẩn hóa.

Trong Excel, giá trị tại ô D17 sẽ là:

D17=(1-$C$14)/$F$14+$C$14*D9

Trong đó:

  • ô C14 là tham số d
  • F14 là số cạnh ma trận (bằng 4)
  • D9 là giá trị lấy từ ma trận chuẩn hóa của Page A

Nhập ma trận Google

 

Bước 5: Tính PageRank

Vì PageRank là phép tính lặp (iterations method) nên lặp càng nhiều, kết quả càng chính xác.

Theo kinh nghiệm của Quang, bạn có thể lặp 20 vòng là có kết quả tương đối chính xác.

Vòng lặp 0:

Đây chính là giá trị PageRank khởi tạo. Bạn nhập cho chúng đều bằng 1 nhé (như bước tính Excel bằng tay).

Nhập giá trị PageRank khởi tạo. PR(A)=PR(B)=PR(C)=PR(D) = 1

Vòng lặp 1:

Bạn cần nhân ma trận vòng lặp với ma trận Google lại nhau.

Giá trị PageRank của Page A, vòng lặp số 1 (ô số K4) sẽ như sau:

K4=MMULT(K3:N3,$D$17:$G$20)

Nhân hai ma trận với nhau. Sẽ có tới 90% các bạn sẽ phải xem video để biết cách nhân ma trận trong Excel cho đúng

Để biết cách nhân hai ma trận với nhau trong Excel, bạn xem qua video này nhé.

Bạn nên xem qua, vì thao tác nó hơi lạ. Bạn không tưởng tượng nổi đâu.

Sau đó, bạn kéo bảng Excel xuống tới vòng lặp 20, bạn sẽ có được kết quả như hình vẽ.

Kết quả PageRank ở vòng lặp số 20

Và đây là kết quả tính PageRank, sau khi loop 20 vòng:

Giá trị PageRank sau 20 vòng lặp

Như vậy, Page D sẽ có PageRank cao nhất, mặc dù Page C có nhiều liên kết trỏ tới hơn.

Lí do  là vì Page D, không có link out,  sức mạnh được hội tụ lại, nên PageRank của nó đạt giá trị cao nhất.

 

Bước 6: Testing

Sau khi tính xong, bạn cần testing để xem kết quả mình tính đúng hay sai.

Có 2 lỗi thường gặp:

  • Lỗi số 1, do bạn nhập sai ma trận cạnh. Mọi bước còn lại đều do Excel tính, riêng bước nhập ma trận cạnh ban đầu là bạn cần nhập tay. Quy tắc rất đơn giản. Có liên kết thì nhập 1, không có thì nhập 0 bạn nhé. Bước này bạn tự nhập, chứ máy móc không làm giùm được.
  • Lỗi số 2, do bạn xây dựng công thức bị sai. Nó có thể xảy ra nhiều nhất ở bước tạo ma trận chuẩn hóa và ma trận Google. Lí do vì bạn không quen thao tác trên Excel mà thôi.

Để kiểm soát được lỗi thường gặp số 2, bạn cần testing.

ma trận chuẩn hóama trận Google đều là một loại ma trận đặc biệt (Nó tên gì, Quang cũng chả nhớ nữa, trả thầy hết rồi).

Nó có tính chất là tổng các giá trị hàng ngang, LUÔN BẰNG 1.

Do đó, Quang tạo thêm một cột tên là Testing ở cuối mỗi ma trận trên.

Quang viết hàm SUM để cộng các giá trị hàng ngang lại.

Nếu tổng bằng 1 là đúng, khác 1 là sai.

Trong quá trình làm, Quang phải vẽ khá nhiều mô hình, tính đi tính lại, và tính sai là chuyện bình thường.

Rất may mắn là nhờ bước Testing này, mà Quang đã phát hiện được lỗi, và sửa được chúng.

Rất hữu ích.

Testing. Nếu giá trị ô Testing = 1 là đúng

File tính PageRank của ví dụ trên, bạn xem tại đây.

 

4. TÍNH PAGERANK CHO CÁC SƠ ĐỒ LIÊN KẾT

Dưới đây là một số mô hình liên kết thường gặp.

Màu xanh là Page có PageRank thấp nhất, màu đỏ là Page có PageRank cao nhất.

Nguyên tắc là bạn cứ vẽ mô hình liên kết mà bạn định xây dựng ra trước.

Sau đó, bạn dùng file Excel để tính PageRank cho toàn bộ hệ thống.

Bạn liên kết nội bộ sao cho, Page bạn muốn lên TOP, sẽ có PageRank cao nhất là được.

Quang có đính kèm file Excel tính PageRank cho mỗi mô hình.

Bạn chỉ cần vẽ lại sơ đồ, rồi nhập lại giá trị vào ma trận cạnh (nhập 0 hoặc 1).

File Excel sẽ tự động xuất ra kết quả chính xác cho bạn.

 

Mô hình 1: Tối ưu bài viết

Mô hình 1

Mô hình này, thư mục cha sẽ trỏ liên kết tới toàn bộ các bài viết con nằm trong nó.

Khi đó, các bài viết, sẽ là những trang mạnh nhất.

Vì chúng nằm dưới tầng dưới cùng, nên nhận được sức mạnh nhiều tầng trỏ về. Hơn nữa, chúng không có link out.

 

Mô hình 2: SILO 1

SILO 1

Mô hình này, các bài viết chỉ trỏ về nhau trong cùng một thư mục.

Bài viết cuối cùng trong thư mục này, sẽ trỏ liên kết nội bộ về bài viết trong thư mục khác.

Các trang thư mục sẽ mạnh nhất, vì nó nhận được nhiều liên kết nhất.

 

Mô hình 3: SILO 2

SILO 2.1

Mô hình này có giá trị thực tế hơn SILO 1.

Trang thư mục cha sẽ trỏ liên kết nội bộ tới toàn bộ các bài viết con. Và các bài viết, chỉ trỏ liên kết nội bộ tới các bài viết khác trong cùng thư mục.

Các trang mạnh nhất là các bài viết. Và các trang thư mục cha sẽ trở nên vô cùng yếu (PageRank = 0.19).

Một biến thể của nó sẽ như kết này. Và kết quả cũng tương tự.

SILO 2.2. Giá trị cũng không thay đổi gì so với SILO 2.1

 

Mô hình 4: SEO thư mục

Dưới đây là hai biến thể của chúng:

SEO thư mục 1

SEO thư mục 2

Nguyên tắc rất đơn giản.

Bạn muốn SEO cái gì, thì cứ trỏ liên kết nội bộ nhiều nhất tới nó, và hạn chế link out.

Hai hình trên, bạn sẽ thấy Quang dẫn liên kết nội bộ từ các bài viết và trang chủ về trang thư mục.

Trang thư mục vẫn link out về các bài viết (để người dùng dễ tìm đọc bài viết), nhưng sẽ không có link out về trang chủ.

Trang thư mục trong mô hình số 2 sẽ mạnh hơn mô hình số 1, vì nó nhận được nhiều liên kết nội bộ hơn.

 

Mô hình 5: SEO trang chủ

SEO trang chủ

Nguyên tắc cũng như trên. Bạn cứ nhồi liên kết nội bộ về trang chủ là được.

Trang chủ trong mô hình trên, nhận được liên kết từ cả trang thư mục, và cả một số bài viết.

Trên đây là các mô hình thường gặp.

Số mô hình là rất nhiều, Quang không thể làm hết, và cũng không thể test hết được xem cách liên kết nào là tốt nhất cho bạn.

Bạn tự vận động nhé.

Bạn thích liên kết kiểu gì, cứ vẽ ra, rồi dùng Excel để tính thử coi có ổn không, rồi sửa lại.

Toàn bộ các file Excel tính toán, bạn xem tại đây.

 

5. PAGERANK KHI CÓ BACKLINK

PageRank còn được dùng để tính toán khi có backlink bắn về.

Nếu bạn muốn SEO trang chủ, thì bạn chỉ cần bắn link về trang chủ.

Nếu bạn muốn SEO thư mục, bạn chỉ cần bắn link về thư mục.

Liệu điều đó có đúng không?

Quang cũng thắc mắc điều đó, và làm thử một bộ test.

Quang bắn một backlink A vào trang chủ của mô hình.

Đây là một backlink rất mạnh.

PageRank(A) = 20, còn cao hơn cả tổng PageRank của toàn bộ hệ thống hiện tại (PR = 13).

Và đây là kết quả:

Mô hình 1

SILO 1

SILO 2

SEO thư mục

SEO trang chủ

File Excel tính toán tại đây.

Như vậy, trong cả 5 trường hợp bắn backlink trực tiếp về trang chủ, chỉ có 2 trường hợp sẽ làm trang chủ trở thành trang có PageRank cao nhất.

Trong 2 trường hợp đó, có một cấu trúc (mô hình SEO trang chủ) đã được liên kết nội bộ để tối ưu trang chủ từ trước đó.

Nghĩa là, không phải bạn backlink về trang nào, thì trang đó sẽ có PageRank cao nhất.

Mà chính xác hơn, bạn cần tối ưu liên kết nội bộ TRƯỚC KHI bắn backlink về.

Nếu liên kết không tốt, bạn bắn backlink về trang A, sức mạnh sẽ được truyền qua trang B do tác dụng của liên kết nội bộ.

Thế là, bạn lên nhầm TOP.

 

6. TRÊN THỰC TẾ

Trên thực tế, việc điều phối liên kết nội bộ phức tạp hơn, vì còn yếu tố trải nghiệm người dùng, anchor text, và cả cấu trúc trang web. Việc lên mô hình dự đoán, đo lường để tối ưu, cũng khó hơn nhiều.

Tuy nhiên, nếu là người mới bắt đầu, Quang có một kinh nghiệm nhỏ có thể giúp bạn.

Đó là khi bạn muốn SEO cho bài viết / sản phẩm / danh mục / từ khóa nào, bạn hãy đưa chúng lên thanh Menu Header / Footer / Sitebar.

Những trang web bình thường không bao giờ đưa bài viết “ Nâng mũi S Line giá bao nhiêu” lên thanh menu. Trừ khi, họ đang SEO chính xác từ khóa đó

Vì đây là vị trí nhận được liên kết nội bộ nhiều nhất, một cách tự động.

Nghĩa là, bạn không cần phải chèn thêm liên kết nội bộ trong những bài viết khác để trỏ về nó nữa.

Bạn xem source code, là sẽ hiểu được điều này. Nếu dùng Chrome, bạn nhấn Ctrl + U là sẽ thấy được source.

Chúc bạn thành công!

 

Tham khảo:

  • Hướng dẫn Trình khởi động Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm của Google, Google Inc (nên đọc). Xem tại đây.
  • The Anatomy of a Large-Scale Hypertextual Web Search Engine của Larry Page và Sergey Brin, đồng sáng lập Google. Xem tại đây.
  • Search Quality Evaluator Guidelines, Google Inc. Xem tại đây.
  • History of Google Algorithm Updates của Search Engine Journal. Xem tại đây.
  • Relevance vs. authority: Which link has more value? của Andrew Dennis. Xem tại đây.
  • Combating Web Spam with TrustRank của Zoltan Gyongyi, Hector Garcia-Molina và Jan Pedersenm, Stanford University and Yahoo! Inc. Xem tại đây.
  • Topic-Sensitive PageRank: A Context-Sensitive Ranking Algorithm for Web Search của Taher H. Haveliwala, Stanford University. Xem tại đây.

 

 

Để tối ưu nền tảng WordPress, bạn nên tập trung những mục sau:

  1. Tạo file robots.txt và khai báo sitemaps.
  2. Backup dữ liệu.
  3. Tối ưu tốc độ.
  4. Chống spam và tối ưu bảo mật.

 

1. Tạo file robots.txt và sitemaps

Để tạo robots.txt và sitemaps trên WordPress, bạn có thể dùng Yoast SEO.

 

SITEMAP

Sau khi cài đặt, Yoast SEO sẽ tự động tạo sitemap cho trang web của bạn.

Để tìm đường dẫn sitemap, bạn vào Yoast SEO, phần General.

Sau đó, bạn chuyển qua tab Features, kéo xuống phần XML sitemaps, click vào dấu hỏi, chọn See the XML sitemap.

Bạn sẽ tìm được đường dẫn sitemap của mình, tương tự thế này:

https://quangsilic.com/sitemap_index.xml

 

ROBOTS.TXT

Bạn vào Yoast SEO, phần Tools, chọn File editor.

Ở khung robots.txt là nơi để bạn khai báo nội dung.

Với file robots.txt, bạn có thể chặn bọ độc hại, chặn bọ Ahrefs, chặn index thư mục nhạy cảm, xử lý trùng lặp nội dung…. Nội dung chi tiết, bạn có thể đọc bài viết Cách dùng file robots.txt.

Nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể chọn cách khai báo đơn giản với hai mục đích sau:

  • Mở cổng cho các bot
  • Khai báo đường dẫn sitemap

Ví dụ như file robots.txt của blog Quang Silic như sau:

User-agent: *

Allow: https://quangsilic.com/sitemap_index.xml

File robots.txt của anh Hoàng, cũng có cấu trúc đơn giản như vậy. Bạn có thể xem tại đây.

 

Hiểu nhầm thường gặp

Một số bạn nạp khai báo vào robots.txt Tester trong GWT, sau đó bấm Submit Google, và nghĩ rằng mình đã tạo thành công file robots.txt.

Robots.txt Tester là thứ để kiểm tra cú pháp, không phải công cụ để tạo file robots.txt.

Để tạo file robots.txt, bạn có thể dùng Yoast SEO, hoặc tạo file robots.txt trực tiếp trên hosting.

Yoast SEO sẽ tự động tạo file robots.txt, như Quang nói ở trên. Bạn không phải làm.

Còn với mã nguồn không phải WordPress, bạn có thể phải tạo thủ công file robots.txt trên hosting. Bạn xem hướng dẫn ở đây nhé.

 

CHƠI NGU

Dưới đây là 3 cách để bạn chơi ngu:

Cách 1: Block Google bot trong file robots.txt

Bạn khai báo trong file robots.txt như sau:

User-agent: *

Disallow: /

Hiệu quả: Ngay lập tức. Nhưng các trang Google đã index, thì không bị ảnh hưởng.

 

Cách 2: Xóa URL trang chủ bằng Remove URLs trong GWT

Bạn chỉ cần dán tên miền trang chủ vào Remove URLs trong GWT, và submit Google.

Hiệu quả: Chết ngay, chỉ sau 2 – 3h đồng hồ, toàn bộ trang web.

 

Cách 3: Xóa data dữ liệu

Bạn vào cPanel / File Manager, thư mục public_html, và xóa toàn bộ nội dung trong đó.

Thời gian hiệu quả: 2 – 3 ngày sau khi tác động, hiệu quả lên toàn bộ trang web.

 

Khi nào bạn nên chơi ngu?

Khi bạn làm dịch vụ cho khách hàng.

Nhưng khi tới hạn trả tiền, khách hàng kì kèo õng ẹo.

Cách số 3 là hiệu quả nhất, vì vừa làm mất luôn data của khách hàng, và Google sẽ deindex toàn bộ trang web, vì nó không thể crawl bất kỳ dữ liệu nào trên trang web của bạn. Tuy nhiên, cách này cũng lộ liễu nhất, vì khi đó người dùng sẽ không truy cập được vào trang web, và khách hàng có thể sẽ phát hiện ra bạn là hung thủ.

Cách số 2 hiệu quả không kém, chết cực nhanh ( 2 – 3h đồng hồ sau là chết ngay) và kín đáo nhất. Người dùng vẫn vào trang web đọc bình thường, chỉ có điều toàn bộ trang web sẽ biến mất khỏi Google. Chết mà không biết lí do chính là đây.

Blog Quang Silic, đã hoàn toàn biến mất khỏi Google 

 

2. Backup dữ liệu

Để backup dữ liệu trên WordPress, bạn thường có ba cách:

  1. Backup tự động trên hosting
  2. Backup tự động bằng plugin
  3. Backup thủ công

Bạn nên dùng tối thiểu hai cách backup để bảo vệ sự an toàn cho dữ liệu của mình.

 

BACKUP TRÊN HOSTING

Để backup tự động trên hosting, bạn chỉ cần đăng ký sử dụng dịch vụ backup dữ liệu tự động của nhà cung cấp hosting.

Hiện tại, hầu hết các nhà cung cấp hosting lớn ở Việt Nam ( như AZDIGI, HostVN, Nhơn Hòa, Vhost.VN…) đều đã tích hợp việc backup dữ liệu tự động cho bạn, một cách miễn phí.

Riêng một số nhà cung cấp có thương hiệu lớn, họ sẽ tính tiền dịch vụ này, chứ không cho free.

Ví dụ như Mắt Bão có gói backup Linux Backup Pro, backup 2 ngày / lần, dung lượng 1.5 GB, 19.000 đồng / tháng.

Nếu bạn dùng VPS, hoặc thuê hosting ở nước ngoài (như HawkHost, A2Hosting, Digital Ocean, Vultr, …), bạn hãy luôn dùng dịch vụ backup dữ liệu tự động của họ.

Nếu miễn phí thì quá tốt. Còn nếu có phí, bạn cũng nên sử dụng, để bảo vệ chính bản thân mình.

Backup VPS tự động của Digital Ocean (và cả Vultr), 20% chi phí vận hành một Droplet. Đắt lòi, nhưng vẫn nên chơi.

 

BACKUP TỰ ĐỘNG BẰNG PLUGIN

Để backup tự động trên WordPress, bạn có thể dùng plugin.

Một số plugin backup dữ liệu tốt như: UpdraftPlus, BackWPUp, Duplicator, All-in-One WP Migration

Trước đây, Quang có dùng BackWPup. Nhưng BackWPup hay lỗi, và lưu mã nguồn trên DropBox. Tài khoản DropBox miễn phí chỉ được 2GB dữ liệu.

Sau này, Quang chuyển qua dùng UpdraftPlus. UpdraftPlus chia nhỏ dữ liệu để nén, nên ít lỗi hơn. Ngoài ra, nó cho phép kết nối với Google Drive, miễn phí 15GB dữ liệu.

Các bước đơn giản sẽ như sau:

  1. Cài plugin UpdraftPlus.
  2. Vào Tab Setting, chỉnh phần Files backup scheduleDatabase backup schedule từ Manual sang Weekly / Daily… Nếu trang web bạn tương đối nhỏ, chọn Weekly là vừa vặn.
  3. Kéo xuống, bạn chọn Google Drive, sao đó chọn Save. Sau đó, bạn bấm xác thực cho phép UpdraftPlus sao lưu dữ liệu vào Google Drive.

  1. Qua tab Current Status, bấm Backup Now.

Xong.

 

BACKUP THỦ CÔNG

Cách thứ ba là backup thủ công. Bạn có thể xem hướng dẫn của anh Thạch Phạm ở đây.

Theo kinh nghiệm của Quang, nếu là người mới bắt đầu, bạn nên ưu tiên backup tự động thay vì tự tay backup thủ công, vì thao tác hơi phức tạp.

Hơn nữa, nếu backup thủ công, bạn sẽ hay quên.

Tốt nhất là backup tự động, và cài đặt ngày cố định để phần mềm tự chạy.

 

CHUYỆN XƯA

Pha này lâu rồi, năm ngoái, 2017, và cũng là vào mùa hè nóng bức.

Bạn có thể xem thông tin tại đây.

Tóm tắt nội dung như sau:

Ngày đó, server Ten Ten bị sự cố, và làm mất dữ liệu khách hàng.

Ten Ten dùng bản backup để khôi phục dữ liệu, nhưng trong quá trình khôi phục lại xảy ra lỗi, và làm tạch luôn các bản backup này.

Kết quả cuối cùng: Dữ liệu của khách hàng bị mất trắng. Trong đó, có nhiều dữ liệu của khách hàng đã có từ 5 – 7 năm.

Ten Ten đã xin lỗi, và đền bù cho khách hàng.

Nhưng dữ liệu là vô giá.

Một số dữ liệu không thể khôi phục được + tốn nhiều thời gian và bực mình + Google sẽ deindex trang web trong thời gian khôi phục.

Một số bài học rút ra:

  1. Không bao giờ được tin tuyệt đối vào nhà cung cấp hosting.
  2. Nên tự backup dữ liệu thêm một bản, rồi lưu trên Google Drive / Dropbox / One Drive… hoặc download dữ liệu định kỳ về máy ( hàng tuần, hoặc hàng tháng).

 

3. Tối ưu tốc độ

Để tối ưu tốc độ trên WordPress, bạn có thể làm tối thiểu 3 điều sau:

  1. Nâng cấp hosting
  2. Dùng plugin tạo cache
  3. Nén ảnh

 

NÂNG CẤP HOSTING

Công việc này rất dễ, không liên quan nhiều tới kỹ thuật. Bạn chỉ cần bơm tiền là được.

Có ba gói hosting phổ biến hiện nay, đó là:

  • Gói số 1: 3 USD / tháng, tương ứng với 30 – 40 USD / năm.
  • Gói số 2: 4 USD / tháng, tương ứng với 40 – 50 USD / năm.
  • Gói số 3: 5 USD / tháng, tương ứng với 60 – 70 USD / năm.

Các gói hosting của Việt Nam, hay nước ngoài, đều có giá tương đương như nhau.

Bạn cứ nhân 1 USD = 22.000 đồng, là sẽ ra được số tiền Việt.

Nếu trang web của bạn dùng gói số 1 và chạy chậm, hãy nâng cấp lên gói số 2.

Nếu đang dùng số 2 mà chạy chậm, hãy nâng lên số 3.

Bạn  hãy nâng lên từ từ, và dừng lại ở gói mà mình cảm thấy hài lòng.

 

DÙNG PLUGIN TẠO CACHE
Hiện tại, có rất nhiều plugin tạo cache tốt như:

  • Miễn phí: LiteSpeed Cache, WP Super Cache, W3 Total Cache, WP Fastest Cache
  • Có phí: WP Rocket, Hummingbird

WP Rocket hiện tại được xem là plugin tạo cache tốt nhất cho WordPress.

Bạn có thể mua hàng chính hãng 39 USD /năm tại đây, hoặc mua chợ đen, 60k/năm (bên TheDevkit) hay 199k/năm (bên WP Căn Bản).

Quang gọi là chợ đen cho vui tai, chứ thực chất các bạn ấy là nhà phân phối lại. Mấy bạn đó mua hàng chính hãng, rồi bán lẻ lại để kiếm lời. Hợp pháp cả, vì có bản quyền GNU. Bạn cứ mua, không sao cả.

Nếu không có nhiều tiền, bạn có thể dùng plugin tạo cache miễn phí.

Bài viết này, Quang sẽ hướng dẫn bạn dùng Lite Speed Cache, là plugin tạo cache miễn phí tốt nhất hiện nay, theo trải nghiệm của Quang.

 

Nếu bạn là NewBie

Nếu là newbie, bạn chỉ cần cài đặt plugin Lite Speed Cache, rồi active nó là xong.

Mọi thứ còn lại, nhà sản xuất đã testing kỹ lưỡng mới ra được cách cấu hình hiệu quả và an toàn như thế.

Vậy là xong. Bạn giải quyết một vấn đề vô cùng phức tạp, chỉ với 30 giây.

Còn người khác nói gì, khuyên bạn thế nào, bạn cứ kệ họ. Hehe.

 

Nếu bạn là người có kinh nghiệm

Bạn vào Lite Speed Cache, và chuyển qua Tab Advanced View.

Sau đó, bạn chọn Tab [5] Optimze.

Đây là nơi để bạn cấu hình những phần quan trọng nhất.

Bạn có thể bật từ OFF sang ON những lựa chọn sau:

  1. CSS Minify
  2. Inline CSS Minify
  3. CSS HTTP/2 Push
  4. JS Minify
  5. Inline JS Minify
  6. JS HTTP/2 Push
  7. HTML Minify

Còn lại những mục sau, bạn nên thận trọng. Chúng bao gồm:

  1. CSS Combine
  2. JS Combine
  3. Load CSS Asynchronously
  4. Load JS Deferred
  5. Remove Comments

Những mục này, nếu bạn chuyển từ OFF sang ON, sẽ có hai điều xảy ra:

  1. Điểm số Google Speed Insight của bạn sẽ tăng.
  2. Giao diện của bạn có thể bị vỡ, nhất là khi bạn chọn CSS CombineJS Combine.

Nhà cung cấp đã cảnh báo bạn trước rồi nha

Nếu vẫn muốn dùng những tùy chọn nâng cao, bạn phải testing từng mục một.

Bật sang ON, sau đó xóa Cache, rồi dùng trình duyệt ẩn danh để kiểm tra trang web mình có điều gì bất thường không?

Nếu mọi thứ okie, nghĩa là tính năng đó an toàn.

Nếu bị vỡ giao diện, nghĩa là bạn không thể cố đấm ăn xôi được. Nên chuyển về OFF, để bảo toàn tính mạng.

Những mục khác nâng cao, bạn từ mò nhé.

 

NÉN ẢNH

Để nén ảnh trên WordPress, có hai cách chính, đó là dùng plugin nén ảnh, hoặc thao tác trực tiếp trên hosting.

 

Dùng plugin

Trên WordPress, có một số plugin nén ảnh nổi tiếng như: EWWW Image Optimizer, WP Smush, Imagify, TinyPNG, Kraken, ShortPixel

Cá nhân Quang chọn Imagify, bản trả phí, vì nó dễ sử dụng, nén ảnh tốt, và chi phí thấp.

Imagify, cũng như mọi plugin nén sảnh khác, có 3 chế độ nén ảnh, đó là:

  • Normal. Chất lượng ảnh giữ nguyên, dung lượng giảm một tí.
  • Aggressive. Chất lượng ảnh giảm một chút, bù lại dung lượng ảnh giảm đáng kể.
  • Ultra. Chất lượng ảnh giảm nhiều, bù lại dung lượng ảnh giảm tụt quần.

Nếu bạn làm về nhiếp ảnh, ảnh cưới, ảnh đồ ăn thức uống… cần chất lượng ảnh cao, hãy chọn Normal.

Nếu bạn quan trọng tốc độ lên trên hết, bạn có thể chọn Ultra, nhưng bạn sẽ trả giá là chất lượng ảnh sẽ giảm đi rất nhiều.

Nếu là người dùng bình thường, lựa chọn Aggressive là tốt nhất. Nó sẽ không làm giảm đi chất lượng ảnh quá đáng, và giảm đáng kể dung lượng ảnh (khoảng 30%).

Khi đăng ký tài khoản miễn phí, Imagify sẽ cho bạn 25 MB nén ảnh miễn phí / tháng.

Nếu muốn nén nhiều ảnh hơn, bạn có thể mua thêm dung lượng, nén được 1GB ảnh / tháng, giá 5 USD.

Nếu khó khăn kinh tế, bạn có thể dùng chung tài khoản với Quang.

Đây là tài khoản có thể nén 1GB ảnh / tháng.

API đăng nhập là 67059bfd5c1f69119ba0729dabfbde366da1b661

 

Thao tác trên Hosting

Tại sao bạn lại thao tác trên Hosting, trong khi đã có plugin nén ảnh tự động bằng WordPress?

Vì nén ảnh thủ công, luôn nhanh hơn nén ảnh bằng plugin.

Và nếu nén ảnh số lượng lớn, bạn phải tốn tiền mua API của plugin nén ảnh, trong khi nén ảnh trực tiếp trên hosting gần như là miễn phí.

Trên CPanel, bạn làm như sau:

  1. Vào File Manager.

  1. Vào public_html / wp-content / uploads / year. Đây chính là nơi chứa thư mục ảnh. Bạn vào đó, bạn download thư mục về.

Sau khi download thư mục ảnh về, bạn có thể nén ảnh như bình thường bằng các phần mềm nén ảnh.

Nếu muốn nén ảnh online, bạn có thể dùng TinyPNG. Họ cho phép bạn nén 20 tấm ảnh / lần nén, không giới hạn số lần nén trong ngày, và hoàn toàn miễn phí.

Nếu muốn dùng phần mềm offline, bạn có thể dùng phần mềm FILEminimizer Pictures  hoặc Caesium. Cũng miễn phí luôn.

Sau khi nén ảnh xong, bạn upload ảnh ngược lên thư mục, và cho phép ghi đè lên file ảnh ban đầu.

 

Một số thông tin thú vị

  1. Nếu WP Rocket được chấm 10 điểm, thì LiteSpeed Cache được 9.5 điểm. WP Rocket cao điểm hơn LiteSpeed Cache, vì WP Rocket là hàng trả phí, còn LiteSpeed Cache miễn phí. Người dùng có tâm lý cho rằng hàng trả phí có chất lượng tốt hơn hàng miễn phí, cho dù chúng đều có chất lượng tương đương nhau.
  2. Google Speed Insight là công cụ đo hiệu suất web (web performance), và không phải là công cụ đo tốc độ (speed) tốt nhất. WP RocketWPMudev cũng đồng ý với điều này. Muốn đo tốc độ chính xác hơn, bạn hãy dùng Pingdom, hoặc Chrome DevTool.
  3. Nếu bạn nén một tấm ảnh có dung lượng 50kB còn 49kB, chỉ để tăng Google Speed Insight từ 90 lên 95 điểm, thì bạn đang chạy theo điểm số một cách mù quáng.
  4. Đừng vội vã chuyển lên AMP, chỉ vì tốc độ load nhanh hơn và Google đang ưu tiên AMP trên mobile. Cứ 10 người chuyển lên AMP, thì đã có 9 người phải quay về phiên bản cũ, vì nó đem trải nghiệm người dùng quá tệ hại. Bạn có thể thử AMP, khi bạn, hoặc người hỗ trợ cho bạn, có kiến thức tốt về lập trình và thiết kế web chuyên nghiệp.

 

4. Chống spam và tối ưu bảo mật

 

CHỐNG SPAM

Để chống spam, bạn chỉ cần cài plugin chống spam.

Akismet hoặc Antispam Bee đều là lựa chọn tốt.

Quang chọn Antispam Bee, vì nó chống spam hiệu quả, dễ dùng, nhẹ, và không cần phải lấy API như Akismet. Chỉ cần cài đặt là xong, không cần điều chỉnh gì thêm là vừa đủ.

Bạn có biết, ai là người spam trang web bạn không?

Thông thường, đó chính là những người anh em đang làm SEO với bạn, đến từ khắp nơi trên thế giới.

Chỉ cần tiêu đề của bạn chứa từ khóa SEO tiếng Anh (như Travel VietNam, SEO Tutorial, SEO Google Map…), bạn sẽ tự động nhận được vô số những spam. Tiếng Anh có, tiếng Tàu có, tiếng Ả Rập có.

Họ sẽ dùng những phần mềm tự động như GSA Search Engine / Scrapbox / Senuke / RankerX… để spam vào trang web của bạn, với một mục đích duy nhất: lấy backlink.

 

TỐI ƯU BẢO MẬT

Để tối ưu bảo mật trên WordPress, Quang làm 3 điều sau:

  • Đặt password mạnh
  • Dùng plugin bảo mật
  • Luôn luôn backup dữ liệu

 

Đặt Password mạnh

Để đặt password mạnh, bạn có thể dùng trang web Secure Password Generator.

Nó sẽ sản sinh ra password mạnh, với những đặc điểm là chứa kí tự, số, in thường in hoa, và vô nghĩa. Bạn có thể chọn passord dài khoảng 16 kí tự là ổn.

Ví dụ như: 8V?*K_k9;e&hBU,q

Trên thực tế, bạn sẽ phải sử dụng rất nhiều tài khoản đăng nhập và mật khẩu trên nhiều nền tảng như: WP-Admin, CPanel, tên miền, Gmail, Facebook, PayPal, e-banking ngân hàng Vietcombank, Techcombank, Sacombank….

Do đó, bạn có thể lưu tất cả thông tin lại trong một file .txt, để dễ dàng truy cập mỗi khi cần. Khỏi phải nhớ, và chạy đi chạy lại.

 

Dùng plugin bảo mật

Một số plugin bảo mật tốt trên WordPress như: iTheme Security, Sucuri Security, WordFence, All In One WP Security & Firewall

Cá nhân Quang chọn Sucuri Security, vì nó miễn phí, nhẹ, và vừa đủ nhu cầu của Quang.

Các bước cấu hình như sau:

  1. Cài đặt plugin Sucuri Security.
  2. Vào Dashboard, chọn Generate API Key để tạo API.
  3. Qua mục Setting, Tab Hardening, bạn chọn Apply Hardening cho mọi mục, ngoại trừ mục Website Firewall Protection.

Bạn bật cho lên xanh hết nhé, trừ thằng Website Firewall Protection ra. Không phải nó lởm, mà có tiền bạn mới xài nó được

 

2h sáng, một chú cố tình đăng nhập nhưng thất bại. Vì username chính xác là e634fs323535, chứ không phải là admin

 

Luôn luôn backup dữ liệu

Cho dù bạn bảo mật tốt tới đâu, thì bạn vẫn chỉ là một con gà trong mắt hacker chuyên nghiệp.

Họ có thể lấy đi của bạn bất kì thứ gì, vào bất kì lúc nào, chỉ cần bạn sơ suất.

Họ lợi hại thế nào, bạn có thể hai đọc bài viết sau:

Do đó, Quang không bao giờ tin tuyệt đối vào sự bảo mật của hệ thống WordPress, cũng như bảo mật của nhà cung cấp hosting.

Quang luôn nghĩ tới trường hợp xấu nhất xảy ra, đó là khi trang web của mình bị hack.

Và thứ quý giá nhất mình sống chết mình phải giữ cho bằng được, đó chính là dữ liệu.

Nếu còn dữ liệu, mình vẫn còn có thể chuyển qua hosting khác, và bắt đầu lại mọi thứ từ đầu.

Và để bảo vệ dữ liệu, cách duy nhất, chính là backup dữ liệu tự động, và thường xuyên.

Chúc bạn thành công!

Để kiểm tra vị trí từ khóa, bạn có thể kiểm tra thủ công, hoặc dùng công cụ.

Một số công cụ phổ biến như Google Search Console, SpinEditor, HeluRank, SERPLAB, Ahrefs….

Trước đây, Quang thường dùng SpinEditor, vì nó rẻ.

Sau này, Quang chuyển qua dùng SERPLAB, vì nó kiểm tra vị trí từ khóa và báo cáo tự động.

Nhờ đó, mà công việc khỏe hơn.

Dưới đây là cách sử dụng SERPLAB.

 

Tạo Project

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy giao diện như hình.

 

Bạn chọn nút New project, để tạo một Project mới.

 

Điền thông tin

 

Enter the details for your new project:

  • Project Name, bạn nhập tên dự án của mình. Ví dụ như: Thế Giới Di Động….
  • Your-domain.com, bạn nhập URL trang web của mình. Ví dụ như: https://www.thegioididong.com/

Keywords:

Bạn chọn nút add keywords in bulk, sau đó điền toàn bộ các từ khóa bạn muốn theo dõi.

Ví dụ như:

  • iphone 7
  • iphone 7 plus
  • iphone 7 cũ
  • iphone 7 plus lock
  • iphone 7s
  • iphone 7 plus 128gb
  • iphone 7 lock
  • iphone 7 plus 64gb
  • iphone 7 128gb
  • iphone 7s plus
  • iphone 7 plus 128gb cũ
  • iphone 7 32gb
  • iphone 7 plus 256gb

 

Google region:

Bạn chọn VietNam(www.google.com.vn).

Sau đó, bạn chọn nút Advanced Options.

Advanced options:

  • Project type: bao gồm Google, Google Local, Bing, Yahoo, hoặc Youtube. Thông thường, bạn có thể chọn Google.
  • Search devide: bao gồm Desktop, Phone, Tablet. Thông thường, bạn có thể chọn Desktop.
  • Search location: bạn cần nhập địa chỉ trên Google Map, ví dụ như 116 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3, Hồ Chí Minh, Vietnam hoặc Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên HCM… Bạn nên check lại thông tin chính xác trên Google Map. Thông thường, Quang bỏ qua bước này, vì không quá cần thiết.
  • Results language: bạn có thể chọn Vietnamese.
  • Result location: bạn có thể chọn Vietnam.

Cuối cùng, bạn bấm nút Add project.

 

Kết quả và cách đọc báo cáo

Bạn đợi tầm 3 – 5 phút cho SERPLAB chạy, sau đó bạn sẽ có kết quả như hình.

 

Kết quả tổng quan

  • Average Postion: là vị trí trung bình của toàn bộ từ khóa.
  • Improved: là số lượng từ khóa tăng / giảm vị trí xếp hạng.
  • Top 3, Top 10, Top 30, Top 100: là số lượng từ khóa nằm trong Top 3, Top 10, Top 30, Top 100.

Trong các chỉ số này, chỉ số Average Postion là tổng quan nhất.

 

Kết quả chi tiết

  • #, là số thứ tự.
  • Keyword, là cột từ khóa.
  • Change, là sự thay đổi vị trí từ khóa so với thời điểm trước.
  • Latest, là vị trí từ khóa ở thời điểm hiện tại. Đây là vị trí từ khóa mà bạn thường dùng.
  • Best, là vị trí từ khóa tốt nhất của bạn, kể từ lúc đầu bạn theo dõi.
  • First, là vị trí từ khóa vào thời điểm đầu tiên bạn nhập vào chương trình.
  • Volume, là lượng tìm kiếm của từ khóa mỗi tháng. Bạn sẽ thấy hai phần. Phần đầu là lượng tìm kiếm ở Việt Nam, phần sau là lượng tìm kiếm tổng cộng toàn cầu.
  • Updated, là thời điểm check vị trí từ khóa.
  • URL Found, là URL đang lên TOP. Nếu cột này báo NOT FOUND, nghĩa là từ khóa đang nằm ngoài TOP 200 =)).
  • Actions, là cột để bạn nghịch. Nó có các chức năng như check now, view search, toggle graphdelete. Tên gọi như chức năng của nó, bạn cứ tự mò nhé.

Nói chung là nếu báo màu xanh càng nhiều thì càng tốt, màu đỏ càng nhiều thì càng tụt hạng.

Trong các chỉ số này, chỉ số Keyword, LastestURL Founded là quan trọng nhất.

 

Project Summary Graph

Đây là biểu đồ vị trí từ khóa.

  • Đường màu xanh, là vị trí trung bình của từ khóa. Tính bằng cách cộng lại, rồi chia trung bình là ra kết quả.
  • Đường màu xám, là vị trí trung bình của từ khóa phụ thuộc vào lượng tìm kiếm. Ví dụ như từ khóa iphone 7, 188.000 lượng search, vị trí Top 5 vẫn tốt hơn từ khóa giá iphone 7, 8.600 lượng search , vị trí Top 3. Vì từ khóa iphone 7 có lượng tìm kiếm cao hơn rất nhiều từ khóa giá iphone 7.

 

Cách tạo báo cáo tự động

Đây là một trong những lí do Quang dùng SERPLAB, vì nó tạo báo cáo tự động.

Các bước làm như sau:

  • Bạn vào phần Email Reports.
  • Chọn nút Add a new reports.
  • Phần Report Delivery. Bạn có thể chọn Daily (hàng ngày), Weekly (hàng tuần) hoặc Monthly (hàng tháng). Thông thường, Quang chọn Daily. Các phần khác, bạn có thể để mặc định.
  • Advanced Options. Phần Recipient Email Address. Bạn nhập email của mình vào nhé. Nếu khách hàng /sếp cho nhu cầu, bạn cũng có thể nhập email của khách hàng / sếp vào đây luôn.
  • Bấm Submit.

Sau khi hoàn thành, SERPLAB sẽ gửi báo cáo vị trí từ khóa vào email của bạn mỗi ngày như hình.

Một số lưu ý:

  • Trong các bước trên phần số 4: Cách tạo báo cáo tự động, là phần quan trọng nhất. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Bạn hãy cố gắng làm được nó.
  • Nếu dự án của bạn có quá nhiều từ khóa (vài ngàn từ khóa), bạn nên dùng SERPLAB kết hợp với AhrefsGoogle Search Console. Những từ khóa quan trọng, bạn dùng SERPLAB để theo dõi vị trí từ khóa từng ngày. Các từ khóa còn lại, bạn dùng Ahrefs / Google Search Console.
  • Nếu phát hiện có biến cố về thứ hạng từ khóa (tăng vọt hay rớt bạch), chắc chắn có biến. Có thể, một kỹ thuật nào đó bạn vô tình làm trước đó thực sự hiệu quả, hoặc dự án đang có sự cố (đối thủ chơi xấu, host tạch, bị tác vụ thủ công hoặc giải thuật tự động phạt…). Bạn hãy nhanh chóng xử lý nhé.

 

Tài khoản SERPLAB miễn phí cho bạn check 25 từ khóa mỗi ngày, nhưng không có đầy đủ thông số (giá CPC, lượng tìm kiếm, đồ thị…) và báo cáo tự động.

Tài khoản SERPLAB có phí có đầy đủ các chức năng trên.

Gói 5 USD cho bạn check 300 từ khóa tự động mỗi ngày.

Chúc bạn thành công.

Để kiểm tra đạo văn, bạn có thể dùng những cách sau:

  • Kiểm tra chính xác cụm từ bằng Google Search.
  • Dùng các công cụ như: SpinEditor, CopyScape, Quetext….

Bạn cần phải kiểm tra đạo văn, khi bên content đẩy bài viết về cho bạn.

Hoặc khi bạn nghi ngờ một bài viết nào đó của bạn đang bị đối thủ copy, hoặc chơi xấu.

 

1. Kiểm tra chính xác cụm từ bằng Google Search

Đầu tiên, bạn chọn ngẫu nhiên một câu trong đoạn văn, rồi đưa câu văn đó vào dấu “”, và search trên Google.

  • Nếu Google chỉ hiện ra kết quả trang web của bạn, nghĩa là câu văn đó không bị trùng lặp.
  • Nếu Google hiện ra nhiều hơn một kết quả (cả trang web của bạn và một / nhiều kết quả khác của các bên thứ 3), nghĩa là câu văn đó của bạn đã bị trùng lặp với các đối thủ khác.

Ví dụ 1:

Trong bài viết Bảo mật, Quang chọn ngẫu nhiên câu văn:

Vladimir Levin, một trong những ông tổ của ngành hacker, là người Nga

 

Sau đó, Quang dán lên Google câu văn đó, và đưa vào trong dấu nháy  “ ”.

Kết quả:

Bạn thấy Google chỉ trả về một kết quả là trang web của Quang. Tức là, đây là một câu văn nguyên bản, không bị trùng lặp.

 

Ví dụ 2:

Trong bài viết Tác vụ thủ công, Quang chọn ngẫu nhiên câu văn:

Để Audit Backlink được tốt, bạn cần phải có dữ liệu.

Sau đó, Quang tìm kiếm chính xác cụm từ đó bằng Google Search tương tự như trên.

Kết quả:

Ngoài trang web Quang Silic, Quang còn tìm được hai trang web nghilucseo01.yolasite.comchuanmen.edu.vn, có kết quả tương tự.

Như vậy, đây là hai trang web có thể đã copy nội dung bài viết của Quang.

 

Bạn cứ chọn ngẫu nhiên tầm 3 – 4 câu văn trong một bài viết, và làm tương tự như các bước trên.

  • Nếu không câu nào dính, xem như 99% cả bài viết của bạn là nguyên bản, không bị trùng lặp.
  • Nếu dính nhiều hơn 1 câu, rất có thể cả bài viết đó đã bị đối thủ copy, hoặc bên bộ phận outsource content cho bạn đã copy từ nguồn khác.

 

Ưu điểm của cách làm này là dễ làm, miễn phí, và cho kết quả nhanh nếu bạn quen tay.

Nhược điểm là bạn kiểm tra bằng xác suất, nên kết quả không chính xác tuyệt đối.

Và nếu số lượng bài viết cần kiểm tra quá nhiều, bạn phải làm thủ công, nên sẽ tốn nhiều công sức.

 

2. Dùng SpinEditor

SpinEditor cũng có chức năng kiểm tra đạo văn khá tốt.

Bạn vào phần Kiểm tra sao chép nội dung, sau đó dán toàn bộ bài viết cần kiểm tra vào mục Nội dung.

Nếu bài viết đã đăng lên Blog, bạn dán thêm URL bài viết đó vào phần Loại trừ domain.

Lưu ý: Bạn dán URL bài viết, không dán URL domain nhé.

Nếu hiện ra dấu tick màu xanh lá cây, nghĩa là nội dung nguyên bản

 

Nếu hiện ra dấu tick màu đỏ, nghĩa là nội dung đã bị trùng lặp. Lên đường!

Ưu điểm của SpinEditor là chi phí rất rẻ (1.000 đồng / ngày), và dễ sử dụng.

Nhược điểm là nếu check nhiều, bạn cần mua thêm Capcha (70k, 1.000 capcha).

Ngoài ra, phần mềm chỉ báo được nội dung có bị trùng lặp hay không, và không báo được bên nào đang có nội dung trùng lặp với bạn.

Muốn biết họ là ai, bạn cần kiểm tra chính xác cụm từ bằng Google Search như cách 1.

 

3. Dùng CopyScape

CopyScape được xem là một trong những công cụ kiểm tra đạo văn tốt nhất hiện nay.

Để dùng CopyScape, bạn có thể dùng bản miễn phí, hoặc có phí.

 

Bản miễn phí

Để dùng bản miễn phí, bạn vào CopyScape tại đây: https://www.copyscape.com/, rồi dán URL bài viết bạn muốn kiểm tra vào thanh công cụ.

Nếu phần mềm báo No result, tức là không có đạo văn.

 

Nếu số Result từ 1 trở lên, có nghĩa là bài viết đã bị trùng lặp.

Bạn click vào từng URL kết quả, để xem trùng lặp ở đâu (nội dung trùng lặp được bôi đậm), và tỉ lệ trùng lặp là bao nhiêu.

Trùng lặp 107 từ, với tỉ lệ 13%

Nhược điểm của bản CopyScape miễn phí:

  • Bạn bị giới hạn số lượng URL cần check mỗi ngày.
  • Bạn chỉ check được URL, chứ không check được nội dung văn bản.

 

Bản có phí

Với bản có phí, bạn có thể dán URL bài viết như cách trên, hoặc bạn có thể dán toàn bộ nội dung bài viết vào CopyScape.

Các domain có nội dung trùng lặp, cũng được hiển thị tương tự như bản miễn phí.

Phát hiện 3 kết quả trùng lặp, văn bản dài 329 từ, chi phí kiểm tra là 0.05 USD (khoảng 1.000 đồng VND)

 

Ưu điểm của CopyScape là kết quả kiểm tra có độ chính xác cao, và tốc độ kiểm tra nhanh.

Nhược điểm là chi phí khá cao so với các công cụ khác (check 1.000 từ, tốn khoảng 2.000 đồng VND).

 

4. Dùng Quetext

Quetext cũng là một công cụ tốt để kiểm tra đạo văn.

Nó có công nghệ Deep Search, giúp tìm kiếm đạo văn tốt hơn, chi phí 10 USD / tháng, và không bị giới hạn số lần kiểm tra.

Đầu tiên, bạn dán nội dung văn bản muốn kiểm tra vào phần New Search.

Ngoài ra, bạn nên bật thêm tính năng Deep Search.

Tốc độ kiểm tra sẽ chậm, nhưng kết quả sẽ chính xác hơn nhiều lần.

 

Nếu nội dung đã được đăng lên web, bạn hãy dán URL bài viết vào phần Account, để Quetext loại trừ trùng lặp.

Lưu ý: Bạn dán URL bài viết, không phải dán URL domain nhé.

Phần mềm sẽ hiển thị các nguồn bị trùng lặp, và tỉ lệ trùng lặp như hình minh họa.

Nguồn trùng lặp là Wikipedia, tỉ lệ trùng lặp là 2% so với cả đoạn văn bản

Ngoài ra, Quetext còn lưu lại toàn bộ lịch sử kiểm tra đạo văn, giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi muốn xem lại các kết quả kiểm tra trước.

Các báo cáo sẽ có trong phần Report.

 

Ưu điểm của Quetext là chi phí thấp, nếu bạn cầ kiểm tra số lượng lớn bài viết trong tháng (10 USD/ tháng, không giới hạn số lượng văn bản check).

Nhược điểm của Quetext là thời gian kiểm tra lâu, nếu bạn bật chức năng Deep Search.

 

Một số thói quen tốt

Dưới đây là các thói quen tốt, giúp bạn hạn chế được tình trạng đạo văn, và bảo vệ bản quyền bài viết của bạn.

  • Luôn kiểm tra đạo văn (bằng một trong những cách trên), trước khi đăng bài lên trang web.
  • Luôn dùng Fetch as Google để index bài viết, ngay sau khi đăng bài lên trang web.
  • Dùng DMCA, hoặc báo cáo vi phạm bản quyền lên Google qua link này.

Chúc bạn thành công!

Link Building là một trong những công việc đặc thù và khó khăn nhất trong SEO.

Hôm nay, Quang xin chia sẻ với các bạn quy trình lên kế hoạch cho một chiến dịch link building.

Giúp bạn tối ưu hóa chi phí, thời gian, và nhân sự SEO.

Chúng bao gồm các bước sau:

  • Tính toán số lượng RefDomain & Backlink
  • Tính toán và phân bổ mật độ anchortext
  • Xây dựng lộ trình và thực thi Link Building

 

NGUYÊN TẮC LINK BUILDING

Để xây dựng một chiến dịch Link Building thành công, bạn cần quan tâm tới ba yếu tố sau:

  • Xây dựng đủ lượng RefDomain về PageSEO và HomePage
  • Điều phối mật độ anchortex tự nhiên
  • Xây dựng lộ trình và thực thi Link Bulding

Một số lưu ý:

  • Quang chỉ đề cập tới Link Building. Các yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng như Content, Onpage, Traffic sẽ đề cập ở những bài viết khác.
  • Trong yếu tố Link Building, Quang chỉ tính theo số lượng, bỏ qua yếu tố chất lượng, vì tính toán phức tạp.

 

BƯỚC 1: TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG REFDOMAIN

 

1. Lựa chọn từ khóa chính

Đầu tiên, với mỗi PageSEO, bạn nên chọn 1 từ khóa làm từ khóa chính (main keyword).

Vì 1 PageSEO sẽ lên top được nhiều từ khóa liên quan, nên bạn cần chọn ra 1 từ khóa làm từ khóa chính để tính toán cho những phần tiếp theo.

Việc tính toán dựa trên 1 từ khóa giúp việc lên kế hoạch được đồng bộ (1 đầu vào duy nhất), đồng thời hiệu quả của backlink sẽ được tối ưu nhất cho từ khóa này.

Dưới đây là một số tiêu chí để bạn lựa chọn từ khóa chính:

  • Option 1: Từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất (check bằng các công cụ như GKP / KeywordIO Tool, Ahrefs…).
  • Option 2: Từ khóa là sản phẩm / dịch vụ chủ lực của doanh nghiệp bạn.
  • Option 3: Từ khóa có khả năng chuyển đổi cao nhất ( tìm bằng cách đo lường chuyển đổi)

Trong ví dụ sau, bên Quang sẽ chọn từ khóa dịch vụ SEO là từ khóa chính theo Option 1, vì đó là từ khóa có lượng search cao nhất.

 

2. Tìm danh sách đối thủ

Bạn có thể xem TOP 10 URL trên Google là danh sách đối thủ của mình.

Bạn bật trình ẩn danh, sau đó search từ khóa chính xác, và lấy các URL của từng đối thủ về.

Sau khi có được danh sách TOP 10 URL, bạn lưu lại trong 1 file Excel, rồi lọc lấy các Domain tương ứng.

Bạn sẽ có được kết quả như hình.

 

3. Tính toán số lượng RefDomain của đối thủ

Sau khi có được danh sách TOP 10 URL và HomePage đối thủ, bạn dùng Batch Analytics (Ahrefs) để lấy nhanh số lượng RefDomain trỏ về từng URLSEO và HomePage từng đối thủ.

Thao tác sẽ như hình.

Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được kết quả như sau:

Sau đó, bạn đối chiếu với số lượng RefDomain mà bạn có + thời gian building theo kế hoạch của bạn + tốc độ tăng trưởng của thị trường (do bạn ước lượng), bạn sẽ ra được những con số cụ thể như sau.

Như trong bảng trên, số lượng RefDomain trỏ về các PageSEO và HomePage của thị trường lần lượt là 90 và 148 RefDomain.

Tính thêm tốc độ tăng trưởng của thị trường là 20%, trong vòng 12 tháng (con số dự kiến do bạn đặt ra), bạn sẽ tính được:

  • ( 90 * ( 100% + 20%) – 0 ) / 12 = 9 RefDomain đổ về PageSEO / tháng
  • ( 148 *( 100% + 20%) – 103 ) / 12 = 14 RefDomain đổ về HomePage / tháng

 

Các lưu ý:

  • Do tính toán theo số lượng backlink sẽ rất khó control, nên Quang chỉ tính dựa trên số RefDomain.
  • Lúc tính số lượng RefDomain trung bình, bạn nên bỏ qua các đối thủ có số lượng RefDoamain quá nhỏ hoặc quá lớn, vì sẽ làm nhiễu số liệu. Trong ví dụ trên, Quang đã bỏ qua thông số của đối thủ seotongluc.com.

 

BƯỚC 2: PHÂN BỔ ANCHORTEXT

 

Phân loại anchortext

Bạn cần tạo được một bộ anchortext cho tự nhiên nhất trong mắt Google, nhằm tránh án phạt tự động của thuật toán Penguin.

Để làm được việc này, bạn có thể chia anchortext làm 3 nhóm dựa trên từ khóa chính (main keyword) như sau:

  • Anchortext là từ khóa chính xác.
  • Anchortext là từ khóa liên quan, bao gồm từ khóa chính xác + cụm từ chung chung, tiêu đề bài viết, từ khóa chính xác + tên thương hiệu, từ khóa bán phần (tức là chứa một phần từ khóa).
  • Anchortext là từ khóa tự nhiên, bao gồm từ khóa thương hiệu, Full URL, tên trang web, từ khóa chung chung (không trùng tên thương hiệu / một phần của từ khóa chính xác), tên trang chủ, hình ảnh.

Dưới đây là bảng phân loại anchortext để bạn dễ hình dung nhé:

 

Phân bổ anchortext

Sau khi đã hiểu được cách phân loại anchortext, bạn sẽ bước vào phần phân bổ anchortext theo tỉ lệ trung bình của thị trường.

Phần công việc này nhìn đơn giản, nhưng làm khá phức tạp, và tốn nhiều sức lực.

Có hai cách tính chính, đó là tính thủ công, hoặc dùng công cụ hỗ trợ.

 

CÁCH 1: TÍNH TOÁN THỦ CÔNG


Bước 1: Lấy mật độ anchortext của đối thủ

Bạn nhập lần lượt TOP 10 URL của đối thủ vào Ahrefs, và download bộ anchortext từng đối thủ về.

 

Bước 2: Tính toán mật độ anchortext của đối thủ

Ở bước này, bạn sẽ làm hai bước:

  • Phân loại, và tính trung bình mật độ anchortext của từng đối thủ
  • Tính trung bình mật độ anchortext chung của thị trường

 

FILE TÍNH TOÁN DEMO, BẠN CÓ THỂ DOWLOAD TẠI ĐÂY.

 

CÁCH 2: SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ SEOJET

SEOJET là công cụ chuyên dụng để phân tích và tạo bộ anchortext do Adam White phát triển.

SEOJET cho phép bạn tích hợp API của Ahrefs vào công cụ.

Sau đó, phần mềm sẽ phân loại anchortext, và tính toán mật độ các loại anchortext một cách tự động.

 

Bước 1: Tạo Project

Trong SEOJET, bạn tạo một Project mới.

Sau đó, bạn nhập tên trang web, URL, 3 đối thủ, từ khóa chính của trang chủ, chủ đề, lĩnh vực.

 

Bước 2: Tạo SEO Power Page

Trong SEOJET, Power Page được xem là PageSEO của bạn.

Bạn nhập tên PageSEO, URL, từ khóa chính xác để phần mềm lấy thông tin.

Trong SEOJET, họ cũng  phân loại anchortext làm 3 loại chính, đó là:

  • Blended Anchor: là nhóm anchortext là từ khóa liên quan.
  • Exact Match Anchors: là nhóm anchortext là từ khóa chính xác.
  • Natural Anchors: là nhóm anchortext là từ khóa tự nhiên.

Dựa vào thông tin bạn nhập (từ khóa chính xác, URL), SEOJET sẽ lấy data từ Ahrefs, phân loại, và tính toán được mật độ anchortext tự động cho thị trường của bạn.

 

Dựa vào thông tin đó, bạn sẽ lên được plan về anchortext để điều chỉnh lại cho phù hợp với thị trường.

Bạn có thể đọc thêm tài liệu để hiểu cách cấu hình và nguyên tắc hoạt động của SEOJET nhé: The Best Anchor Text Distribution Using Backlink Research – SEO Link Strategy

 

BƯỚC 3: LÊN KẾ HOẠCH LINK BUILDING

Để lên được plan Link Buidling, bạn cần Content để đi backlink, và một lộ trình xây dựng Link Building (bao gồm ngày tháng, anchortext, số lượng, URL PageSEO).

 

Content Link Building

Dựa vào số lượng RefDomain cần xây dựng mỗi tháng, bạn sẽ tính được số RefDomain về PageSEO và HomePage.

Từ số lượng đó, bạn sẽ tính được số lượng ContentSEO bạn cần lên plan theo tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1.

Chẳng hạn như mỗi tháng bạn cần xây dựng 9 backlink về PageSEO và 14 backlink về HomePage.

Thì bạn sẽ cần lên khoảng 9 + 14 = 23 bài viết (tỉ lệ 1 bài viết / 1 backlink) hoặc 12 bài viết (1 bài viết /  2 backlink).

Để lên plant Content Link Building, bạn cũng làm tương tự như khi lên Plan ContentSEO. Chúng gồm các bước như:

  • Nghiên cứu từ khóa. Bạn có thể dùng Google Keyword Planner / Ahrefs để tìm kiếm từ khóa.
  • Nhóm từ khóa thành từng bài viết, và lên dàn bài nếu cần thiết (dùng Excel để nhóm).
  • Đưa ra các KPI quan trọng (như số lượng bài viết, tỉ lệ trùng lặp, hình ảnh, GEOTAG, deadline…), sau đó đưa yêu cầu cho team Content Inhouse hoặc Outsource Content.

 

Lộ trình Link Building

Sau khi tính được số lượng RefDomain / Backlink và anchortext, các bạn gom hai yếu tố đó để lên một bảng Excel.

Chúng bao gồm anchortext, URL PageSEO, Backlink, ngày build và người build.

Dựa vào bảng này, các bạn chỉ cần phân phối lại nguồn nhân sự để build đúng theo lộ trình đó.

 

BƯỚC 4: XÂY DỰNG LINK BUILDING

Sau khi xây dựng xong lộ trình Link Building, bạn sẽ làm link building.

Bạn đã có Content Link Building (ở bước 3.1) và kế hoạch Link Building (anchortext, URL PageSEO, thời điểm building ở bước 3.2).

Lúc này, bạn cần có một danh sách List Link Building cho phép backlink do bạn tổng hợp, hoặc bạn có thể mua / nhờ hỗ trợ từ một bên khác.

Bên Quang có tổng hợp List Link Building (gồm 600 Domain Link Building + 160 trang Forum, tuyển dụng, rao vặt Việt Nam) nằm trong file DEMO, bạn có thể điền form để nhận ở cuối bài viết.

Nếu có thêm ngân sách, bạn có thể đi mua Danh sách + hướng dẫn Link Building của RandSEO (34.99 USD / tháng) để có hướng dẫn đi tốt hơn.

Chúc bạn thành công!

P/S: Bài này Quang viết tầm tháng 7/2017, khi Quang đã học SEO được 4 tháng.

Xin chào mọi người.

Quang đã học SEO được 04 tháng.

Quang tự học SEO , chứ cũng không học trung tâm.

Quang học để tự SEO cho website của mình, chứ không phải học để SEO cho khách.

Ba tháng đầu tiên thật sự khó khăn, vì lúc đó, Quang vừa phải lo làm web, vừa viết bài, vừa nghiên cứu cách chạy quảng cáo, vừa phải học SEO.

Giờ thì cũng ổn hơn. Dưới đây là những điều mà Quang chiêm nghiệm được.

Hi vọng sẽ có ích cho những người bắt đầu tự học và mới bắt đầu làm SEO.

 

Tự học SEO, những kinh nghiệm đầu đời 

1.   SEO dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu có gốc từ ngành máy tính, báo chí hay marketing, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Rand Fishkin, CEO của Moz, xuất thân là dân Marketing

2.   Để học SEO, bạn cần một chiếc máy tính có nối mạng. Máy chạy được ứng dụng văn phòng là đủ, không cần Macbook.

3.   Bạn có thể học SEO ở trung tâm, học online, học qua các hội thảo, buổi offline hoặc tự học. Nếu có tiền, bạn nên học ở trung tâm. Nếu ít tiền, bạn có thể học ở các buổi giới thiệu chương trình của các trung tâm hoặc hội thảo. Nếu muốn tiết kiệm, bạn hãy tự học.

4.   SEO là chiến lược đầu tư dài hạn. Thông thường, cần tối thiểu 3 tháng, SEO mới phát huy tác dụng bước đầu. Nếu muốn hiệu quả tức thì, bạn hãy học chạy quảng cáo Google, Facebook, Cốc Cốc.

5.   Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, người bán hàng online hay cần tìm một nghề kiếm sống, bạn nên học SEO. Là chủ doanh nghiệp, bạn học SEO để biết đơn vị SEO cho mình đang làm đúng hay sai. Là người bán hàng online, bạn học SEO để về tự làm SEO nhằm tiết kiệm chi phí. Nếu muốn kiếm sống, hiển nhiên, bạn cũng có thể học SEO.

Ai cũng có thể tự học SEO, tùy theo năng lực và mục tiêu của mình

SEO là một trong những kênh Marketing Online, bên cạnh Google Adword, Facebook Adword, Content Marketing, Email Marketing…

6.   SEO có thể chiến thắng Google Adword, Facebook Adword về mặt đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, nếu muốn có hiệu quả tức thì, bạn nên học cách chạy quảng cáo, chứ không nên chọn học SEO. Về nội dung, SEO áp đảo Content Marketing về số lượng bài viết, nhưng về chất lượng thì thua xa.

7.   Một khóa học SEO ở trung tâm thường từ 3 tới 4 triệu, tầm 8 – 12 buổi. Khi chọn trung tâm, bạn nên xem qua các dự án trung tâm đã làm. Bạn cũng nên đọc qua blog hay facebook cá nhân của giảng viên sẽ dạy mình để biết qua được tư tưởng SEO của họ. Kỹ thuật sớm muộn gì bạn cũng học được, nhưng tư tưởng mới là thứ quan trọng.

8.   Google sử dụng tới hơn 200 yếu tố để xếp hạng website, và chúng có tầm ảnh hưởng không giống nhau. Theo Link Asssistant, chúng có thể chia thành 04 nhóm chính, bao gồm: SEO Onpage, Backlink, Trải nghiệm người dùng và sự tin cậy, Technical SEO.

9.   Bạn có thể học SEO trong 3 ngày, 3 tuần, 3 tháng hoặc 2 năm, tùy vào mục đích và nguồn lực của bạn. Nếu chỉ có 3 ngày, bạn nên học về SEO  Onpage . Nếu có 3 tuần, bạn nên học về nghiên cứu từ khóa. Nếu có 3 tháng, bạn nên học về Technical SEO và tìm hiểu dần về Backlink. Nếu có 2 năm, bạn hãy cố gắng học tất cả những gì có thể, vì lúc này bạn đã có thể đi làm chuyên nghiệp được rồi.

10. Trong SEO có ba trường phái chính: mũ trắng, mũ đen và mũ xám. Mũ trắng an toàn nhất, bền vững nhất, nhưng tốn nhiều sức nhất và chỉ đạt được sau quá trình rèn luyện bền bỉ. Mũ đen nhanh nhất, khá tiết kiệm chi phí, thực sự có hiệu quả nhưng rủi ro rất cao. Mũ xám đâu đó nằm giữa. Chọn trường phái nào còn tùy thuộc vào từng dự án, từng khách hàng và quan trọng nhất là lựa chọn của chính bạn.

Batman & Joker

11. LinkBuilding được xem là công đoạn phức tạpđặc thù nhất của ngành SEO. Nếu mới học SEO được 3 tháng, bạn khoan vội xây dựng ngay hệ thống linkbuilding, mà chỉ nên dừng lại ở mức tìm hiểu. Khi mới làm, bạn nên làm những gì nhỏ nhất, chắc chắn nhất, an toàn nhất, thủ công nhất. Đừng vội đi link một ngày 500 diễn đàn hay mua GSA về bắn. Chúng có thể an toàn với người khác, nhưng có thể nguy hiểm với bạn. Hãy cẩn trọng.

12. Về con đường sự nghiệp, có 03 con đường chính để bạn lựa chọn: hoặc làm nhân viên SEO, hoặc thu thập binh lính rồi mở dịch vụ SEO, hoặc đi dạy SEO.

13. Có khá nhiều khó khăn trong ngành SEO. SEO là một ngành khá rộng, vì nó kết hợp từ kỹ thuật, viết lách tới marketing. SEO cũng thay đổi rất nhanh, do sự cập nhật không ngừng các thuật toán của Google. Vì SEO khá dễ làm, dễ học, nên cạnh tranh trong nội tại ngành SEO cũng khá cao. Ngoài ra, SEO còn chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ các kênh Online Marketing khác như Google Adword, Facebook Adword, Content Marketing. Do đó, bạn cần phải học tập không ngừng để luôn làm mới mình.

14. SEO cũng chỉ là một ngành nghề bình thường. Nó cũng giống như nghề sửa xe, hớt tóc, chạy Grab, cũng là một nghề để bạn kiếm sống. Đừng chọn SEO vì sự thời thượng của nó. Hãy chọn SEO, nếu bạn thích nó và thật sự phù hợp. Muốn biết thích hay không thì dễ, nhưng muốn biết nó có hợp với mình hay không, chẳng có cách nào khác nào việc thử. Không có một cách nào khác.

SEO chỉ là một ngành nghề bình thường như bao nghề khác. Grab chẳng hạn

15. Nếu tự học SEO, bạn có thể bắt đầu từ 03 việc sau: làm một website, đọc tài liệu hướng dẫn của Google và bắt tay vào việc viết bài. Đó là những việc căn bản, nhưng rất hữu ích cho bạn.

16. Hãy tìm hiểu thêm một số thuật toán xếp hạng của Google, và cách bạn ứng phó với chúng. Chúng có thể gồm: Fred, Peguin, Panda, Possum, Mobilegeddon, RainBrain, Phantom, Pigeon, Pirate, Hummingbird, EMD…

17. Nếu muốn lên chuyên nghiệp, bạn có thể phải đi tìm một sư phụ chân chính, bắt đầu tập đọc tài liệu tiếng Anh, học cách sử dụng một số công cụ chuyên dụng trong SEO và xây dựng cho riêng mình một website.

18. Về tài liệu, bạn có thể bắt đầu từ tài liệu chính thức của Google. Ớ mức cơ bản, bạn có thể đọc một tài liệu có tên khá dài dòng là Hướng dẫn Trình khởi động Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm của Google. Ở mức nâng cao, bạn có thể vào Webmaster Central Blog của Google để đọc, tài liệu ở đây do chính các kỹ sư chuyên nghiệp của Google viết. Về video, bạn có thể xem chùm video Kiến thức SEO của anh Vương Mạnh Hoàng trên Youtube, dài gần 2h đồng hồ, rất trực quan, cơ bản, ngắn gọn và dễ hiểu (ý kiến cá nhân).

khóa học seoMatt Cutts, cựu trưởng nhóm web spam, một trong những huyền thoại của Google

19. Muốn lên chuyên nghiệp, gần như việc đọc tài liệu Tiếng Anh là chuyện bắt buộc. Mọi tài liệu hay nhất, mới nhất, đúng nhất đều được viết bằng Tiếng Anh. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đọc tiếng Anh, hãy bắt đầu đọc tài liệu học SEO tiếng Việt trước để có kiến thức cơ bản, rồi sau đó chuyển dần tự học SEO qua tiếng Anh.

20. Bạn có thể follow một số người có tầm ảnh hưởng trong ngành. Đối với Quang, họ bao gồm anh Thạch Phạm, anh Luân Trần bên HocVPS, anh Ngọc bên Ngọc Đến Rồi, bạn Vincent Đỗ bên GTVSEO. Ở nước ngoài, họ gồm Brian Dean, Neil Patel, bộ ba kỹ sư của Google gồm Matt Cutts – John Mueller – Gary Illyes, Steve Webb, Marie Haynes, David McSweeney. Một số website có thể rất tốt cho bạn như Webmaster Central Blog của Google, Blog của Ahrefs, Blog của MOZ, Blog của Link Assistant và một số Blog của các công cụ SEO.

Chúc bạn thành công.

Đọc tài liệu, là một cách hay để bạn tự học SEO.

Và nếu bạn đọc được tài liệu tiếng Anh thì càng tốt.

Dưới đây là danh sách các tài liệu SEO mà Quang đã từng đọc, và thấy chất lượng.

Let’s go!!

 

Cách hoạt động của Google

  1. Hướng dẫn Trình khởi động Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm của Google, Google Inc (nên đọc). Xem tại đây.
  2. The Anatomy of a Large-Scale Hypertextual Web Search Engine của Larry Page và Sergey Brin, đồng sáng lập Google). Xem tại đây.
  3. Search Quality Evaluator Guidelines, Google Inc. Xem tại đây.
  4. History of Google Algorithm Updates của Search Engine Journal. Xem tại đây.
  5. Combating Web Spam with TrustRank của Zoltan Gyongyi, Hector Garcia-Molina và Jan Pedersenm, Stanford University and Yahoo! Inc). Xem tại đây.
  6. Topic-Sensitive PageRank: A Context-Sensitive Ranking Algorithm for Web Search của Taher H. Haveliwala, Stanford University). Xem tại đây.

 

Nghiên cứu từ khóa

  1. Keyword research for SEO: The Definitive Guide (2018 Updated)của Brian Dean, BacklinkO. Xem tại đây.
  2. How To Do Keyword Research for SEO– Ahrefs’ Guide (nên đọc). Xem tại đây.
  3. Keywords Explorer 2.0 by Ahrefs: Setting new standards for keyword research, Ahrefs (nên đọc). Xem tại đây.
  4. How To Gauge Keyword Difficulty And Find The Easiest Keywords To Rank Forcủa Ahrefs. Xem tại đây.
  5. Find the most profitable keywords with the help of Rank Tracker, Link Assistant. Xem tại đây.
  6. A step-by-step guide to competitor-based keyword researchcủa Lewis Parrott, Authority Hacker. Xem tại đây.
  7. Keyword Mapping: The Most Important Aspect Of On-Page Seocủa SEO Brother. Xem tại đây.
  8. Ahrefs’ SEO metrics explained: What they mean and why they’re so goodcủa Ahrefs. Xem tại đây.

 

Tối ưu website

  1. Hướng dẫn trỏ tên miền về Hosting GoDaddy, NameCheap, Google Domains, 1&1, Z.com… , Canh Me. Xem tại đây.
  2. Hướng dẫn chi tiết nhất cách sử dụng plugin Yoast SEO, ThuThuatWP. Xem tại đây.
  3. Hướng dẫn sử dụng Plugin nén ảnh Imagify cho WordPress, Đức Anh Plus. Xem tại đây.
  4. An Introduction to WordPress Security, Sucuri Security. Xem tại đây.
  5. The Beginner’s Guide to LiteSpeed Cache for WordPress, LiteSpeed Blog. Xem tại đây.
  6. Google PageSpeed Insights – Scoring 100/100 with WordPress, KeyCDN. Xem tại đây.
  7. Page speed optimizationcủa Varvy. Xem tại đây.
  8. 4 thủ thuật tối ưu website sử dụng Hosting cPanel, Canh Me. Xem tại đây.
  9. Cài đặt mã theo dõi Google Analytics và xác minh Google Webmaster Tools cho website, Nguyễn Cao Tú. Xem tại đây.
  10. Are You Setting Up WordPressFor SEO Success? của Dan Shure, Moz. Xem tại đây.
  11. What is an XML sitemap and why you should have one?Yoast SEO. Xem tại đây.
  12. How to Stop WordPress Comment Spam, Kinsta. Xem tại đây.
  13. The Ultimate WordPress Security Guide – Step by Step (2018), WP Beginner. Xem tại đây.
  14. 5 Reasons Why HTTPS Should Be Enabled on Your Website, HubSpot. Xem tại đây.

 

Tối ưu Onpage SEO

  1. Hướng dẫn cài đặt và cấu hình plugin Yoast SEO của anh Thạch Phạm (nên đọc). Xem tại đây.
  2. On-Page SEO in 2017: How to Optimize for RankBrain and Semantic Search, Link Assistant (nên đọc). Xem tại đây.
  3. On-page SEO for Natural Language Processing (NLP) của Briggsby. Xem tại đây.
  4. Image SEO: Optimizing images for search engines, Yoast SEO. Xem tại đây.
  5. 14 Important Image SEO Tips You Need to Know của Ryant Clutter, Search Engine Land. Xem tại đây.

 

Tối ưu Content SEO

  1. 10 lời khuyên của David Ogilvy về viết Tiêu đề quảng cáo  của David Ogily. Xem tại đây.
  2. We Analyzed 100 Milion Headlines. Here’s What We Learned (New Research) của BuzzSumo. Xem tại đây.
  3. Hướng Dẫn Xây Dựng Authority Site (2017 Edition) – Phần #3: Content Marketing của LamNguyenZ (nên đọc). Xem tại đây.
  4. 6 Steps to a Panda-Proof Content Quality Auditcủa Katherine Stepanova, Link Assistant. Xem tại đây.
  5. How To Build a Content Inventorycủa Patrick Hathaway, URL Profiler. Xem tại đây.
  6. How to Do a Content Audit [Updated for 2017] của Everett Sizemore, Moz. Xem tại đây.
  7. How to Improve Title Tag CTR by 20%+ của Siege Media. Xem tại đây.
  8. Mẩu tin tuyển dụng CTV Content SEO của Quang. Xem tại đây.

 

Liên kết nội bộ

  1. The Google Pagerank Algorithm and How It Workscủa Ian Rogers, Princeton University (nên đọc). Xem tại đây.
  2. The SEO Guide to Internal Linkingcủa Yauhen Khutarniuk, Link Asistant (nên đọc). Xem tại đây.
  3. The ultimate guide to Site Structurecủa Marieke van de Rakt, Yoast SEO ( nên đọc). Xem tại đây.
  4. The Ultimate Guide to Internal Link Building for Incredible Results của Mathew Woodward. Xem tại đây.
  5. The Ultimate Guide To Site Architecture của Perrin Carrell, Authority Hacker. Xem tại đây.
  6. Categories vs Tags – SEO Best Practices for Sorting your Content của WPBeginner. Xem tại đây.
  7. Are You Setting Up WordPress For SEO Success? của Dan Shure, Moz. Xem tại đây.

 

Technical SEO

  1. Quick guideline của Website Auditor. Xem tại đây.
  2. Crawl Error report (website) của Google WebMaster. Xem tại đây.
  3. Build and submit a sitemap, Google. Xem tại đây.
  4. Is a 301 or 302 redirect best for SEO?  của Bryson Meunier, SEL. Xem tại đây.
  5. Technical SEO Checklist: 9 Steps to a Technically Perfect Site in 2017 của Masha Maksimava, Link Assistant. Xem tại đây.
  6. 16-Step SEO Audit Process To Boost Your Google Ranking  của Ahrefs. Xem tại đây.
  7. Step by Step Guide to Technical SEO Checklist  của WEBRIS. Xem tại đây.
  8. 9 Lesson Learned From A Site Redesign: How To Prepare When Your Site Changes của Christina Miagowicz, Seer InterActive. Xem tại đây.
  9. Google Adds URL Parameter Options to Google Webmaster Tools của Vanessa Fox, Search Engine Land. Xem tại đây.
  10. How to Make Dynamic Pages SEO Friendly của The Content Works. Xem tại đây.
  11. The 4 Pillars of Mastering Google Website Crawl  của Rowan Collins. Xem tại đây.

 

Google RankBrain

Google RankBrain

  1. Google RankBrain: The Definitive Guide của BacklinkO. Xem tại đây.
  2. FAQ: All about the Google RankBrain algorithm  của Search Engine Land. Xem tại đây.
  3. 5 ways SEO experts say you should optimize for RankBrain  của Search Engine Land. Xem tại đây.
  4. Entity là gì? Tại sao Entity Building là định hướng nghiên cứu của GTV trong 2018?, của GTVSEO. Xem tại đây.

Knowdge Graph & Schema

  1. Introducing the Knowledge Graph: things, not strings  của Google Blog. Xem tại đây.
  2. What is Schema Markup & Why It’s Important for SEO  của Search Engine Journal. Xem tại đây.
  3. Does Google Use Latent Semantic Indexing?  của Bill Slawski. Xem tại đây.

Sematic Search

  1. Introduction Structure Datacủa Google. Xem tại đây.
  2. What Is Semantic Search and What Should You Do About It? của Moz. Xem tại đây.
  3. On-Page SEO in 2017: How to Optimize for RankBrain and Semantic Search của Link Assistant. Xem tại đây.
  4. Cloud Nature Language GoogleXem tại đây.
  5. Topic Clusters: The Next Evolution of SEO  của HubSpot. Xem tại đây.
  6. How to Implement the Topic Clusters Model, Step-By-Step của Arash Asli. Xem tại đây.

Trải Nghiệm Người Dùng

  1. Dwell Time: Is it really a ranking factor? (And if so, should you care?) của Ahrefs. Xem tại đây.
  2. 11 Hacks to Increase Visitors’ Average Time Spent on Site  của OptinMonster. Xem tại đây.

 

Buildlink

  1. SEO Signals Framework của Steven Kang. Xem tại đây.
  2. Search Quality Guideline 2018 của Google. Xem tại đây.
  3. What makes a high-quality backlink?, của Ahrefs. Xem tại đây.
  4. The Definition of the High Quality Backlink của CognitiveSEO. Xem tại đây.
  5. 7 “White Hat” Link Types that Can Get you Penalized in 2018 của Rick Lomas. Xem tại đây.
  6. Những lưu ý khi sử dụng PBN để có hiệu quả tốt nhất của anh Lê Thanh Sang. Xem tại đây.
  7. Find Your Competitor’s Recurring Backlink Sources with this Simple (yet little known) Hack của David McSweeney, Ahrefs. Xem tại đây.
  8. How to create links from Day 1 to Page 1 của Matt Diggity. Xem tại đây.
  9. 21 Steps Guide On How To Get Top 10 Rankings on Google của Link Management. Xem tại đây.
  10. A Complete Guide to Anchor Text Optimization for 2018 của Matt Diggity. Xem tại đây.

 

Google Map

  1. Improve your local ranking on Google của Google.
  2. Whitespark’s Super Fantastic Guide to Optimizing Google My Business của Whitespark.
  3. Case Study: Thống trị Google Map hàng loạt từ khóa của em Đỗ Anh Việt, GTVSEO (nên đọc).
  4. SEO Google Map của Đình Tĩnh, SEO Leadgle.
  5. Google Local Map Strategy của Steven Kang.
  6. The Ultimate Guide to Google My Businesscủa Aja Frost, HubSpot.
  7. Cách vượt cập nhật thông tin Google Map của Group Google Business Việt Nam. Các tài liệu tại đâytại đâytại đâytại đây.
  8. Best kept local SEO ranking secrets của Group SEO Signals Lab.
  9. Series Local SEO của Moz.

 

Social SEO

  1. Chiến lược Social SEO của Đình Tỉnh, Kyna.vn.
  2. LinkedIn SEO – 30 Tips to Increase Your Visibility của Brian Shumway, Indeed.
  3. How to Get Your Medium Stories to Rank on The Front Page of Google của Mike Fishbein.
  4. YouTube SEO: How to Rank YouTube Videos in 2018 của Brian Dean, BacklinkO.
  5. 10 Pinterest SEO Tips That Will Set You up for Sucess của Clark Boyd, SEJ.
  6. Site Case Study của Bill Hartzer.
  7. How Social Media Helps SEO [Final Answer] của Search Engine Journal.
  8. 7 worthwhile ways to automate social media của John Rampton, Mashble.
  9. Cách đăng bài trên diễn đàn hiệu quả, cả SEO lẫn Marketing của bạn JamViet.
  10. Forum seeding – Thời oanh liệt nay còn đâu của anh Lê Anh Tuấn.
  11. SEO Guide For Forum Owners: Do’s And Don’tscủa John Rampton.
  12. [FULL] Lên kế hoạch nội dung – Anchor – từ khóa cho dự án SEO của Admin Băng Tâm, IDICHVUSEO.
  13. 90 SEO Experts Talk White Hat Link Building, Outsourcing And Scaling của Ahrefs (nên đọc).
  14. How to Build Backlinks in 2018 (NEW Guide) của Nathan Gotch, Gotch SEO (nên đọc).
  15. The Art of the Super Web 2.0 của Nathan Gotch, Gotch SEO (nên đọc).
  16. Finding ‘easy’ and ‘must have’ links with Clique Hunter (with video) của Ken McGaffin, Majestic.
  17. 15 Ethical Ways to Use Black Hat SEO Techniques của Joshua Uebergang, Monitor Backlink.
  18. How to Do Guest Posting Today: Your 3-Step Guide của SEJ. Xem tại đây.
  19. 13 Ways to Improve Backlinks That You Already Have của Christoph C.Cemper, Link Research Tools.
  20. Trust Tiering: Stacking DA to Increase Site Trust của Matt Diggity, Diggity Marketing.
  21. GSA Search Engine Ranker Hướng Dẫn Sử Dụng & Tối Ưu của Nguyễn Hoàng Thái.
  22. Quản lý dự án SEO như nào cho chuyên nghiệp của Tiến Anh Plus.
  23. Private Blog Network – Hướng dẫn xây dựng BPN mới nhất 2018 của Tiến Anh Plus.
  24. Private Blog Network Guide – How to build a safe PBN that will last you for years của DomCop.
  25. How to Boost your PBNs with Topical Relevance của Matt Diggity, Diggity Marketing.
  26. Next Generation PBNs – The Secret to Supercharging Your Backlinks của Matt Diggity, Diggity Marketing.
  27. How to Test Your PBNs Before Adding Them to Your Network của Matt Diggity, Diggity Marketing.

 

Xử lý sự cố

  1. How to Use the Duplicate Content Checker, URL Profiler. Xem tại đây.
  2. Panda – Proof Content Audit for Your Site, Link Assistant. Xem tại đây.
  3. Consolidate duplicate URLs, Google Search Console. Xem tại đây.
  4. Finding and Auditing Thin Content to Improve SEO, Glen Dimaandal. Xem tại đây.
  5. 5 Common WordPress Duplicate Content Issues & How to Fix Them, Adam Riemer. Xem tại đây.
  6. Ecommerce Product Pages: How to Fix Duplicate, Thin & Too Much Content, Ken Lyons. Xem tại đây.
  7. Ecommerce SEO: A Simple (But Complete) Guide for 2018, Ahrefs. Xem tại đây.
  8. Thin & Duplicate Content: eCommerce SEO, InFlow. Xem tại đây.
  9. The Ultimate Guide Use robots.txt, Yoast SEO. Xem tại đây.
  10. Trang báo cáo nội dung vi phạm bản quyền lên GoogleXem tại đây.
  11. Syndicated Content: Why, When & How, SEL. Xem tại đây.
  12. Parsing pages: Is it better to update or remove thin content? của SEL. Xem tại đây.
  13. How long does it take to deindex low-quality or thin content published by accident? [case study] của Glenn Gabe, SEL. Xem tại đây.

 

Quản lý dự án SEO

  1. KPIs for SEO: measuring SEO success của Marcus Miller, Search Engine Land. Xem tại đây.
  2. KPI’s and Monthly Objective Metrics for People Who Do SEO của Richard Baxter, Moz. Xem tại đây.
  3. Google Organic CTR History của Advanced Web Ranking. Xem tại đây.
  4. Your Basic 12 Month SEO Plan For A New Site của SERPSTAT. Xem tại đây.
  5. 6 Advanced SEO Strategies & Techniques for 2018 [with Case Studies] của Kaiserthesage. Xem tại đây.
  6. SEO Pricing: ~350 Agencies, Consultants, and Freelancers Reveal How Much SEO Costs in 2018 [New Research] của Ahrefs.  Xem tại đây.
  7. SEO traffic drop: who to blame and what to do?, của Aleksandra Pautaran, Link Assistant. Xem tại đây.
  8. How to Clean a WordPress Hack của Sucuri Security (nên đọc). Xem tại đây.
  9. Spam Score: Moz’s New Metric to Measure Penalization Risk của Moz. Xem tại đây.
  10. Link Analysis | URL Profiler Knowledge Base của URL Profiler. Xem tại đây.
  11. SEO Website Redesign Checklist: Don’t Mess Up Your Site Trafficc ủa SeerInteractive. Xem tại đây.
  12. Step By Step: Unnatural Links Manual Action Removal Guide, tổng hợp của Anamarija Barun. Xem tại đây.
  13. Tác vụ thủ công do Quang viết (nên đọc). Xem tại đây.

Chúc bạn thành công nhé.

Công ty bạn đang tuyển nhân viên SEO.

Hay bạn đang một công việc SEO?

Với nhiều lần phỏng vấn nhân sự với vai trò SEO Leader.

Quang xin chia sẻ các bước khi tuyển dụng nhân sự SEO.

Hi vọng nó có ích với bạn.

 

1. KHI NÀO NHÀ TUYỂN DỤNG ĐĂNG TIN TUYỂN DỤNG?

Quá đơn giản, khi họ cần người.

Thông thường, khi công ty có thêm nhiều dự án mới (như phía agency), hoặc phòng marketing đầu tư thêm kênh SEO (như phía client), họ sẽ quyết định tuyển dụng nhân sự SEO.

Thời điểm này, nhà tuyển dụng đang có NHU CẦU THẬT SỰ, nên khi đi xin việc, bạn đã một phần cơ hội chiến thắng.

Cơ hội của bạn sẽ bằng 0%, nếu như nhà tuyển dụng chưa có nhu cầu.

Vì phía công ty đang có đủ nhân sự để chạy dự án, hoặc họ muốn tiết kiệm chi phí marketing trong thời điểm khó khăn, hoặc quy trình triển khai SEO của họ chưa thật sự ổn, nên họ không tuyển dụng.

Cho dù, CV và năng lực của bạn, thật sự tốt.

 

2. CÔNG TY SẼ TUYỂN BAO NHIÊU NHÂN SỰ SEO?

Thông thường, tụi Quang dựa vào các yếu tố như độ khó dự án, khối lượng công việc, và ngân sách nhân sự cho bộ phận SEO, để quyết định số lượng nhân sự SEO cần tuyển.

Nếu dự án khó, số sản phẩm lớn, thị trường cạnh tranh cao, nhà tuyển dụng bắt buộc tuyển dụng 1 SEO Leader để lên kế hoạch dự án SEO, setup quy trình triển khai, training nội bộ, và xử lý những vấn đề chuyên môn SEO khó.

Bên SEO Leader thiên về lên plan, còn để thực thi, bạn SEO Leader cần tuyển thêm 1 – 2 bạn nhân viên SEO Executive để làm dự án cùng mình, và 1 bạn Content SEO (không bắt buộc).

Còn nếu dự án cạnh tranh vừa phải, nhà tuyển dụng có thể cần 1 bạn SEO Senior (tầm 2 – 3 năm) kinh nghiệm, để triển khai dự án được hiệu quả.

Một yếu tố quan trọng khác, chính là ngân sách rót cho team SEO.

Giả sử ngân sách cho team SEO 1 năm là 400 triệu / năm. Như vậy, vừa đủ lương cho 1 SEO Leader ( lương 15 triệu) + 1 SEO Executive ( lương 10 triệu). Ngân sách còn lại dùng làm nguồn lực mua thêm các tài nguyên bên ngoài (như Outsource Content SEO, mua backlink, entity, traffic…).

Với ngân sách 1 năm khoảng 200 triệu / năm, thì chỉ đủ để thuê 1 nhân viên SEO Junior ( lương 12 triệu / tháng) + 1 thực tập sinh SEO ( lương 3 triệu / tháng), khoảng còn lại để làm nguồn lực mua tài nguyên bên ngoài.

Điều đó có nghĩa là, nếu tụi Quang chỉ có ngân sách là 200 triệu / năm, thì chỉ có thể tuyển dụng 1 nhân viên SEO, chứ không thể là 2.

 

3. CÔNG TY TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ SEO BẰNG NHỮNG CON ĐƯỜNG NÀO?

Bằng ĐƯỜNG TRONG, và ĐƯỜNG NGOÀI.

Đường trong, là dựa vào mối quan hệ. Bạn bè, người quen của sếp / trưởng phòng marketing / nhân viên SEO… có quen biết các bạn làm nghề SEO, và giới thiệu về.

Đường ngoài, là tụi Quang đăng tin tuyển dụng trên các kênh tuyển dụng. Thường Quang sẽ đăng tin tuyển dụng Facebook các Group SEO (như Nghiện SEO, Cộng đồng SEO GTVSEO…), hỏi các thầy / trung tâm dạy SEO… để nhờ tìm người.

Nếu công ty quy mô lớn, nhân sự sẽ đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng có phí như TopCV / VietnamWork / LinkedIn / CareerBuilder… Nếu tuyển vị trí nhân viên SEO (SEO Executive), Quang thường dùng TOPCV, vì lượng CV lớn, nhiều bạn trẻ, mức lương hợp lý.

Vì vậy, nếu bạn có quan hệ tốt trong ngành SEO (có sếp cũ làm SEO / bạn bè làm trong ngành SEO) hoặc ngành marketing liên quan, bạn sẽ có lợi thế hơn nếu như công ty tuyển dụng từ nguồn nội bộ.

Còn nếu bạn vào từ đường ngoài, bạn hãy chuẩn bị CV tốt, rồi đăng CV trên các nền tảng tuyển dụng nhé.

 

4. BẠN SẼ CẠNH TRANH VỚI BAO NHIÊU ỨNG CỬ VIÊN KHÁC ĐỂ VÀO ĐƯỢC VỊ TRÍ NHÂN VIÊN SEO?

Phần này Quang viết riêng cho các bạn đi tìm việc SEO.

Bạn sẽ cạnh tranh với bao nhiêu người, phụ thuộc vào nhu cầu công ty (xem phần 2), và số lượng CV bên nhà tuyển dụng có được.

Thông thường, cuối năm, là thời điểm rất khó để tuyển nhân sự SEO, vì các bạn ngại tìm việc vào cuối năm (tâm lý qua năm tìm việc mới, hoặc ở lại công ty cũ để nhận lương thưởng KPI tháng 12). Ngược lại đầu đầu năm, là thời điểm nhân sự SEO dồi dào, và rất nhiều CV tốt, nên nếu bạn đi xin việc đầu năm, bạn sẽ gặp cạnh tranh cao.

Thông thường, bên Quang sẽ đăng tin tuyển dụng 1 tháng. Thông thường, tụi Quang sẽ lọc từ 20 – 50 bộ CV xuống còn 2 – 3 CV phù hợp, rồi mời các bạn đi phỏng vấn.

Nghĩa là, nếu bạn được nhà tuyển dụng gọi điện đi phỏng vấn, bạn đã có trong tầm 20 – 30% cơ hội chiến thắng. Nhà tuyển dụng sẽ không gọi phỏng vấn hàng loạt 20 – 50 bộ CV cả, vì sẽ rất mất thời gian cho cả hai bên.

 

5. NHÀ TUYỂN DỤNG ĐỌC GÌ TRONG CV CỦA BẠN?

Nhà tuyển dụng sẽ đọc qua kinh nghiệm làm việc của bạn, đặc biệt là các dự án bạn SEO bạn đã triển khai. Ngành học, thành tích của bạn thời sinh viên là một lợi thế, nhưng không quá quan trọng. Tất cả các dự án bạn đã triển khai viết trong CV, Quang sẽ dùng SEMRUSH để kiểm tra hiệu quả SEO của các dự án (các từ khóa SEO TOP, vị trí các từ khóa, organic traffic…).

Nếu bạn chưa từng làm dự án SEO, hoặc dự án SEO bạn làm không có hiệu quả, Quang sẽ bỏ qua CV của bạn, để tìm một CV chất lượng tốt hơn. Do đó, bạn cần có một vài dự án SEO đã từng triển khai (khi bạn đi thực tập, từng làm ở công ty khác, hoặc blog cá nhân của bạn) trước khi đi phỏng vấn nhé.

Các CV được giới thiệu từ người quen trong ngành (referral), cũng là lợi thế lớn. Ngành SEO ở Việt Nam khá nhỏ, nên 90% những dự án bạn từng làm với các agency nào, bên Quang đều có thể có contact sếp cũ của bạn để hỏi thêm.

Những khóa học online / offline bạn từng học cũng là một điểm cộng rất lớn. Những CV bạn từng học khóa học của GTVSEO, SEONGON, SEOSONA, Đình Tỉnh, hoặc học viên cũ của Quang… đều được ưu tiên hơn các CV khác. Tất nhiên không phải khóa học SEO nào cũng tốt, nhưng tụi mình trong ngành có thể đánh giá được một phần chất lượng các khóa học đó.

 

6. ĐI PHỎNG VẤN NHÀ TUYỂN DỤNG SẼ HỎI BẠN ĐIỀU GÌ?

Sau khi chọn được CV, bên nhân sự sẽ gửi email mời bạn phỏng vấn.

Mong bạn đúng giờ, vì để sắp xếp được cuộc hẹn phỏng vấn, team tuyển dụng và các bộ phận liên quan, đã mất nhiều thời gian tuyển dụng. Nếu bạn kẹt lịch phỏng vấn, hoặc đi trễ mà không báo trước, hoặc thậm chí bùng phỏng vấn, bạn gần như sẽ rớt 99%, vì cơ hội sẽ rơi vào tay người khác.

Buổi phỏng vấn bao gồm SEO Leader, bạn nhân viên SEO, có thể thêm trưởng phòng marketing / chủ doanh nghiệp.

Về phần tổng quan, Quang sẽ giới thiệu về công ty, team SEO hiện tại, lí do tuyển dụng, kỳ vọng của công ty, những mục tiêu và khó khăn khi bạn tham gia công ty mới.

Về phần chuyên môn, tùy vào từng trường hợp. Cá nhân Quang thường check CV bạn kỹ trước, nên Quang sẽ không hỏi nhiều về phần này. Tuy nhiên, có thể những bạn SEO Leader khác, hoặc các bạn khác trong team SEO, sẽ hỏi bạn rất kỹ lưỡng về phần chuyên môn SEO, hoặc hướng giải quyết cho những vấn đề họ đang gặp phải.

Lời khuyên của Quang khi bạn phỏng vấn về mặt chuyên môn, đặc biệt khi phía công ty có nhân sự cứng về SEO, đó là bạn hãy TRUNG TRỰC. Sẽ có một số câu trả lời không có đúng hay sai (ví dụ theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng từ khóa SEO nhất), mà chỉ để xem quan điểm, trải nghiệm, và sự trung thực của bạn. Do đó, hãy trung thực, và tự tin lên bạn nhé.

Về mặt lương, sẽ phụ thuộc vào kỳ vọng & năng lực của bạn, ngân sách công ty, và khả năng đàm phán của hai bên. Bạn nên xác định đâu là điều quan trọng nhất đối với bạn (lương, trải nghiệm học hỏi, đi làm gần nhà…), rồi ra quyết định bạn nhé.

Ngoài lương, bạn nên hỏi rõ thêm vê thời gian làm việc, thời gian thử việc, các hỗ trợ khác nếu có (mức lương đóng bảo hiểm, hỗ trợ ăn trưa, xăng xe…), thưởng KPI…. Đây là những quyền lợi của bạn, và bạn nên thỏa thuận rõ ràng, để sau này bạn dễ dàng làm việc nhé.

 

7. NHÀ TUYỂN DỤNG RA QUYẾT ĐỊNH DỰA VÀO ĐIỀU GÌ?

Nhà tuyển dụng sẽ chọn người tốt nhất, trong thời điểm đó.

Nếu là Quang, Quang sẽ chọn nhân sự có chuyên môn cứng nhất, để thích nghi với từng trường hợp. Bạn nào chưa có kiến thức sâu rộng, nhưng đã từng có kinh nghiệm triển khai trong các dự án tương tự, cũng là một điểm cộng.

Bạn còn trẻ, cũng là một lợi thế, vì bạn còn nhiều thời gian và đam mê, để cống hiến cho công ty.

Chúc bạn thành công nhé.

Note: Team Quang đang tìm thêm một bạn nhân sự SEO cho thị trường nail bên Mỹ. Bạn có thể xem thông tin Ở ĐÂY NHÉ.

Ngoài ra, nếu bạn là một người mới, việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân mình qua Khóa học SEO tổng thể 2023 là vô cùng hữu ích cho bạn.